Blog

Chạy Quảng Cáo Trên Zalo Khó Hay Dễ – Vận Hành Zalo Ads Từ A – Z Cho Người Mới Bắt Đầu

Chạy quảng cáo trên Zalo

Thuật ngữ Google Ads, Facebook Ads,… đã rất phổ biến, tuy nhiên vẫn còn rất ít doanh nghiệp biết đến hoạt động chạy quảng cáo trên Zalo. Đây là một công cụ được đánh giá cao bởi tiềm năng tại thị trường nước nhà cũng như những hiệu quả thực tế vượt trội trong hoạt động tiếp thị. Vậy chạy quảng cáo trên Zalo khó hay dễ? Trong bài viết này, hãy cùng GAPONE tìm hiểu về cách vận hành Zalo Ads từ A – Z cho người mới bắt đầu.

Tổng quan về quảng cáo trên Zalo

Zalo Ads là gì?

Zalo Ads là hệ thống tự chạy quảng cáo trên nền tảng Zalo dành riêng cho các doanh nghiệp. Với Zalo Ads, người dùng có thể tạo quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của mình ngay trên ứng dụng này để tiếp cận với khách hàng tiềm năng.

Chạy quảng cáo trên Zalo - Zalo Ads là gì?

Các dạng quảng cáo trên Zalo

  • Quảng cáo OA (Zalo Offical Account): Mỗi doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động marketing trên Zalo đều cần một tài khoản Zalo OA. Chạy quảng cáo trên Zalo OA chính là một hình thức giúp doanh nghiệp quảng bá trang OA của mình đến toàn bộ người dùng của hệ thống Zalo. Điều này nhằm mục đích tăng lượt quan tâm cho tài khoản của doanh nghiệp.
  • Quảng cáo Website: Tăng lượt truy cập website của doanh nghiệp thông qua quảng cao trên Zalo.
  • Quảng cáo Sản phẩm: Với dạng quảng cáo này, doanh nghiệp có thể giới thiệu và bán sản phẩm của cửa hàng trong tài khoản OA tới người dùng Zalo.
  • Quảng cáo Bài viết: Là hình thức quảng cáo hỗ trợ nhằm giới thiệu bài viết của doanh nghiệp đến người dùng Zalo. Đây là một hình thức thu hút khách hàng tập trung vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, từ đó nuôi dưỡng lòng trung thành và khẳng định chất lượng sản phẩm/ dịch vụ.
  • Quảng cáo video: Hình thức quảng cáo này được sinh ra nhằm hỗ trợ quảng bá các hoạt động giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến các tệp khách hàng tiềm năng. Thay vì các dòng chữ khô khan thông thường, định dạng này cho phép truyền tải tới người dùng dưới dạng video trực quan và sinh động, giúp truyền tải trọn vẹn thông điệp cũng như gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu. 
  • Quảng cáo Album – Bài hát – Video: Đây là dạng quảng cáo hỗ trợ gia tăng lượt truy cập vào những video, bài hát hay album của bạn trên ứng dụng Zing MP3 – Một ứng dụng được liên kết với Zalo. 

Các lợi ích tuyệt vời của hoạt động chạy quảng cáo trên Zalo

  • Số lượng người dùng lớn: Zalo đạt tỷ lệ 60% người dùng tích cực (60 triệu/100 triệu người dùng hiện tại), với lượt truy cập trung bình 30 phút/ngày/ người. Những con số này cho thấy Zalo chính là một nền tảng vô cùng tiềm năng để doanh nghiệp có thể tiếp cận và thu hút nhiều đối tượng khách hàng.
  • Tiết kiệm chi phí: Khi chạy quảng cáo trên Zalo, người dùng có thể khoanh vùng khách hàng tiềm năng của mình thông qua việc chỉnh sửa các tùy chọn quảng cáo. Tính năng này sẽ tạo điều kiện đưa quảng cáo tiếp cận tới những người có nhiều khả năng quan tâm đến sản phẩm với dịch vụ của doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp phân bổ chi phí quảng cáo một cách hiệu quả và dễ dàng. 
  • Khách hàng tiềm năng đa dạng: Zalo sở hữu lượng người dùng lớn trải dài trên nhiều độ tuổi khác nhau. Lợi thế này giúp doanh nghiệp đa dạng hoá phân khúc khách hàng, dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu với nhiều tiêu thức phân chia nhóm khách hàng khác nhau.
  • Dễ dàng kết nối với khách hàng: Không đơn thuần chỉ chạy quảng cáo. Zalo xuất phát là một nền tảng liên lạc. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhắn tin, tương tác và kết nối khách hàng qua Zalo, đồng thời có thể trực tiếp tổ chức các chương trình khuyến mãi hoặc thực hiện những chiến dịch remarketing để thu hút khách hàng.
Lợi ích của việc chạy quảng cáo trên Zalo
Tiềm năng hiệu quả ở Zalo Ads được đánh giá rất cao.

Phân biệt Zalo Ads và ZNS

Zalo Notification Service – ZNS là một hình thức gửi tin nhắn chủ động, với mục đích chính là chăm sóc khách hàng trên nền tảng Zalo.

Cả ZNS và Zalo Ads đều là những dịch vụ được nền tảng này tạo ra nhằm phục vụ cho hoạt động Marketing. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở mục đích tạo ra. Việc chạy quảng cáo trên Zalo là bước đầu tiên của Marketing – Thu hút khách hàng. Trong khi đó, ZNS lại chú trọng tới bước cuối cùng – Chăm sóc khách hàng và chuyển đổi khách hàng trung thành. 

Phân biệt Zalo ZNS và Zalo Ads
Zalo ZNS và Zalo Ads là hai cong cụ marketing khác nhau được cung cấp bởi Zalo.

Chúng ta có thể dựa vào những tiêu chí dưới đây để phân biệt:

  • Chức năng công cụ

Như đã giới thiệu ở trên, Zalo Ads là nền tảng chạy quảng cáo giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình dưới nhiều hình thức khác nhau như bài viết, video,…

Trong khi đó, Zalo ZNS là công cụ hỗ trợ gửi tin nhắn chủ động tới khách hàng nhiệm vụ tối ưu trài nghiệm chăm sóc khách hàng tuỳ theo những tuỳ chọn và mục đích khác nhau mà doanh nghiệp hướng đến.

  • Khách hàng mục tiêu

Tệp khách hàng mục tiêu của Zalo Ads là rất rộng bởi công cụ hướng đến việc tiếp cận và thu hút khách hàng cho doanh nghiệp. Bất cứ người dùng Zalo nào cũng có thể nằm trong phạm vi quảng cáo của doanh nghiệp, được thiết lập tuỳ theo những tiêu chí phân loại khác nhau.

Trong khi đó, khách hàng mục tiêu của ZNS chủ yếu là những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Mục đích của công cụ này là nhằm gia tăng tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng cũ, từ đó giữ chân, duy trì mức độ hài lòng của khách hàng và biến họ thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp

  • Các điều kiện kèm theo

Về cơ bản, việc chạy một chiến dịch quảng cáo trên Zalo khá đơn giản và dễ dàng vì không có nhiều điều kiện kèm theo. Trong khi đó, để hoạt động ZNS, doanh nghiệp phải đăng ký ứng dụng và truy xuất bảo mật, đồng thời cũng sẽ bị kiểm duyệt về mặt nội dung.  Quy trình này diễn ra khá khắt khe  và phức tạp.

Hướng dẫn vận hành Zalo Ads từ A – Z

1. Cần chuẩn bị gì khi chạy quảng cáo Zalo

Để chạy quảng cáo trên Zalo, trước hết người dùng cần chuẩn bị một tài khoản Zalo OA – loại tài khoản chính thức dành riêng cho các doanh nghiệp, nhãn hàng, tổ chức và cộng đồng trên nền tảng này.

Bên cạnh đó, nhà quảng cáo cũng cần chuẩn bị thẻ Visa/Mastercard/Tài khoản ngân hàng để thực hiện các bước thanh toán để nạp tiền khi sử dụng dịch vụ ngay từ khi mới tạo tài khoản. 

2. Các bước chạy quảng cáo Zalo

  • Bước 1: Tạo tài khoản Zalo Ads và đăng nhập vào trang quảng cáo của Zalo.
  • Bước 2: Vào trang Tạo quảng cáo → Lựa chọn hình thức quảng cáo → Lựa chọn trang/ website/ sản phẩm muốn quảng cáo → Đặt tên cho chiến dịch và nhấn vào nút “Tạo quảng cáo”.
  • Bước 3: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu, khoanh vùng và chọn đối tượng quảng cáo (đối tượng, giới tính, độ tuổi, địa điểm, phạm vi,…).
  • Bước 4: Đặt ngân sách quảng cáo và lên lịch chạy quảng cáo. Hình thức tính phí phổ biến nhất của Zalo Ads là tính theo CPC (cost per click) – phát sinh chi phí trên mỗi lượt click. Mức giá này là giá đấu thầu giữa các nhà quảng cáo cùng tham gia quảng cáo trên hệ thống. Vì vậy, nhà quảng cáo hoàn toàn chủ động thay đổi mức giá này để tăng thêm sức cạnh tranh và hiện quả cho quảng cáo.
  • Bước 5: Tối ưu hoá nội dung cho quảng cáo mới nhất. Với số ký tự bị  giới hạn với mỗi bài viết quảng cáo, nhà quảng cáo cần biên soạn nội dung để tối ưu hiệu quả quảng cáo. Cùng với đó, banner quảng cáo hay video cũng cần chọn kích cỡ và dung lượng phù hợp với thông tin yêu cầu của hệ thống.
  • Bước 6: Bổ sung thông tin hợp lý cho chiến dịch quảng cáo.
  • Bước 7: Chọn lưu và gửi bài chờ hệ thống duyệt.
các bước vận hành zalo ads
Những bước cơ bản nhất để vận hành chạy quảng cáo trên Zalo.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là các bước cơ bản mà doanh nghiệp có thể áp dụng để bắt đầu làm quen với việc chạy quảng cáo trên Zalo. Đối với mỗi ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, doanh nghiệp cần có những định hướng chiến lược và cách triển khai khác nhau để tối ưu hiệu quả chiến dịch và không làm lãng phí nguồn ngân sách. 

Bí quyết chạy quảng cáo trên Zalo hiệu quả

1. Xác định rõ ràng mục tiêu, định hướng kinh doanh

Muốn một chiến dịch quảng cáo đạt hiệu quả cao, trước hết nhà quảng cáo cần xác định được mục tiêu chạy quảng cáo muốn hướng tới. Đó có thể là gia tăng lưu lượng truy cập website, thu hút khách hàng quan tâm đến thương hiệu, tăng lượt bán ra của sản phẩm,… Từ đó, doanh nghiệp sẽ đề ra được những chiến lược và biết cách phân bổ ngân sách một cách phù hợp và hiệu quả.

2. Xác định đối tượng và thị trường mục tiêu

Quảng cáo trên Zalo cho phép doanh nghiệp khoanh vùng khách hàng được hiển thị quảng cáo thông qua các tùy chỉnh thông minh. để không bỏ phí tính năng hữu ích này, doanh nghiệp cần xác định đúng đối tượng khách hàng cũng như thị trường mục tiêu để thiết lập quảng cáo hiển thị phù hợp.

3. Chú trọng chất lượng bài viết và hình ảnh

Một trong những yếu tố quan trọng thu hút người xem khi tiếp cận với quảng cáo đó chính là nội dung. Câu từ trong bài viết cần đánh trúng vào tâm lý của người mua đang có nhu cầu, kết hợp cùng hình ảnh thiết kế đẹp, bắt mắt. Ngoài ra, hệ thống cũng sẽ ưu tiên hiển thị những quảng cáo đạt tiêu chuẩn về nội dung và hình ảnh theo yêu cầu được đề ra.

4. Lưu ý đến giá thầu quảng cáo

So với giá thầu quảng cáo của những nền tảng khác, giá thầu Zalo tiết kiệm hơn rất nhiều. Tuy nhiên nhà quảng cáo cũng cần tính toán và cân đối chi phí quảng cáo một cách hợp lý để tối ưu ngân sách của mình. Vì Zalo Ads chỉ tính phí khi có người dùng nhấp vào quảng cáo nên để quảng cáo trên Zalo đạt được hiệu quả như mong đợi, doanh nghiệp nên lưu ý những điều dưới đây: 

  • Luôn đảm bảo chi phí trong tài khoản quản cáo lớn hơn tổng lượt click trong ngày x số lượng click.
  • Số click mà doanh nghiệp thiết lập khi chạy quảng cáo sẽ tỷ lệ thuận với mức độ quảng cáo được phân phối và hưởng ứng.
  • Đặt giá thầu cao hơn giá Zalo đề xuất.
  • Chọn số click theo ngày.

5. Theo dõi và đánh giá hiệu quả quảng cáo: Một kế hoạch Marketing hiệu quả không thể thiếu bước đo lường. Sau khi quảng cáo được chạy, nhà quảng cáo nên theo dõi và đánh giá hiệu quả của quảng cáo. 

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phân tích của Zalo để xem mức độ tiếp cận, số lần hiển thị, lượt nhấp chuột và tỉ lệ tương tác của quảng cáo của được chạy. Từ đó,nhanh chóng khắc phục các vấn đề hiện diện và hiểu được điểm mạnh và điểm yếu để cải thiện trong chiến dịch tiếp theo. 

Bí quyết chạy quảng cáo Zalo Ads
Muốn chạy quảng cáo trên Zalo hiệu quả, doanh nghiệp nên ghi nhớ những bí quyết trên.

Những khó khăn khi triển khai Zalo Ads

Khi triển khai một chiến dịch chạy quảng cáo trên Zalo, doanh nghiệp thường gặp những khó khăn chung như:

  • Không xác định được đúng nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng: Zalo cung cấp cho nhà quảng cáo khả năng tùy chỉnh đối tượng tiếp nhận quảng cáo. Đây là một ưu điểm những cũng sẽ là điểm bất cập nếu doanh nghiệp không xác định được rõ ràng và chính xác chân dung khách hàng của mình. Điều này sẽ gây ra những sai lệch trong việc lựa chọn phát tán quảng cáo tới những đối tượng không quan tâm về sản phẩm, gây lãng phí ngân sách của doanh nghiệp mà không thu lại bất cứ hiệu quả gì.
  • Quảng cáo không thu hút, dễ bị khách hàng bỏ qua: “Content is King” – Nội dung hấp dẫn chính là yếu tố hàng đầu để thu hút khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng của họ. Nếu nội dung không có tính cá nhân hóa, quảng cáo của doanh nghiệp sẽ dễ dàng bị bỏ qua. Nếu nội dung không đồng bộ, doanh nghiệp sẽ thiếu sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. 

Về cơ bản, chạy quảng cáo trên Zalo khó hay dễ? Hoạt động này không quá khó. Tuy nhiên, để chạy quảng cáo mà đem lại hiệu quả với ngân sách tối ưu nhất, doanh nghiệp chắc chắn sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn. 

» Đọc thêm: Zalo Marketing Là Gì? Các Hình Thức Marketing Trên Zalo

Doanh nghiệp có nên sử dụng dịch vụ Zalo Ads từ bên thứ 3?

Đối với một số doanh nghiệp chưa sở hữu đội ngũ có kinh nghiệm chạy Zalo Ads, việc cần sử dụng đến sự hỗ trợ của bên thứ 3 là điều hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, bên thứ 3 có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong các bước:

  • Thu thập thông tin, phân nhóm, thiết lập hồ sơ khách hàng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định được nhóm khách hàng mục tiêu mà mình muốn hướng đến và dễ dàng thiết lập chiến dịch quảng cáo. 
  • Tư vấn và hỗ trợ trong việc sáng tạo nội dung nhằm thu hút khách hàng. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và cả nguồn lực khi việc triển khai quảng cáo trên Zalo.
  • Chủ động trao đổi và gợi ý mức giá thầu quảng cáo hợp lý, có sức cạnh tranh với đối thủ. Tránh tiêu tốn ngân sách vào những hoạt động không tạo ra kết quả. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý trong việc lựa chọn bên đối tác uy tín để tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua các chiến dịch quảng cáo. 

GAPONE – Tích hợp Zalo Ads trong mô hình tiếp thị đa kênh tự động thông qua bộ công cụ tăng trưởng trên Zalo

Nhận thấy tiềm năng của Zalo Ads trong việc giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động quảng cáo, GAPONE đem đến giải pháp  tăng trưởng kênh Zalo. Trong đó, tích hợp công cụ hỗ trợ chạy quảng cáo trên Zalo.. 

Với GAPONE, doanh nghiệp có thể:

  • Tích hợp Zalo OA với GAPONE nhanh chóng, cực dễ dàng trong khâu quản lý.
  • Xây dựng hành trình khách hàng và tư vấn chi tiết kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp khi triển khai trên Zalo và nhiều nền tảng khác. 
  • Được tư vấn chi tiết, hỗ trợ chỉnh sửa nội dung, template. Cung cấp template được cá nhân hóa dành riêng cho từng doanh nghiệp. 
  • Tạo quảng cáo đơn giản, dễ dàng tối ưu nội dung, đối tượng và ngân sách quảng cáo.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi từ followers thành khách hàng tiềm năng.
  • Ghi nhận các thông số quảng cáo chính xác, nhanh chóng và  biểu thị thông minh qua Dashboard.
GAPONE - nền tảng chạy quảng cáo Zalo Ads
GAPONE – nền tảng tăng trưởng kênh Zalo – Hỗ trợ chạy quảng cáo trên Zalo hiệu quả.

Là một nền tảng cung cấp giải pháp tiếp thị đa kênh tự động, GAPONE tự hào đem đến bộ công cụ phát triển kênh Zalo và nhiều hơn thế nữa. Liên hệ ngay tại đây để nhận được tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi.

Leave a Reply

%d bloggers like this: