Blog

Hướng dẫn sử dụng Webflow từ A-Z

Hướng dẫn sử dụng Webflow

Webflow ra đời với sứ mệnh giải quyết vấn đề liên quan đến các thuật toán lập trình và giới hạn thiết kế cho doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng và phát triển website. Trong bài viết dưới đây, GAPONE sẽ hướng dẫn sử dụng Webflow từ A-Z một cách chi tiết và dễ hiểu nhất cho doanh nghiệp – Hứa hẹn giúp bạn hoàn thiện một trang web chỉ trong vòng 3 tiếng. 

Webflow là gì? 

Webflow là nền tảng ra mắt từ năm 2013 nhằm hỗ trợ cá nhân, tập thể có mong muốn sở hữu một website để sáng tạo nội dung hoặc kinh doanh. Nền tảng này gây ấn tượng và được coi là đối thủ của nhiều nền tảng gạo cội khác như Wix và WordPress. Bởi lẽ, nó cho phép người dùng tạo ra trang web mà không cần code hay có kiến thức và khả năng thiết kế. 

Thực tế, chúng ta không thể xây dựng một website mà không cần các mã lệnh. Webflow thực chất chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra website nhanh hơn, tiện hơn mà không cần động đến mã, chứ không có khả năng tạo ra một trang web không chứa dòng mã lệnh nào. Vậy, tại sao Webflow có thể làm được điều này?

Dễ hiểu nhất, nền tảng này đã viết sẵn tất cả những đoạn mã mà một website cần phải có. Không dừng lại ở đó, Webflow đã trực quan hóa chúng và thông qua đó người dùng có thể dễ dàng sắp xếp và tùy biến mọi thứ một cách đơn giản dựa trên các yếu tố có sẵn này. Chính nhờ vậy, chỉ cần thông qua bài hướng dẫn sử dụng Webflow dưới đây là doanh nghiệp đã có thể hình dung và triển khai một website cho riêng mình. 

» Xem thêm: So sánh Webflow và WordPress? – Nền tảng xây dựng website nào đỉnh hơn?

Doanh nghiệp nên đăng ký gói Webflow nào?

Webflow cung cấp đa dạng các gói dịch vụ nhằm tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho các doanh nghiệp. Cụ thể, Webflow bao gồm 2 cấp độ sử dụng là Site Plan và Workspaces. Trong mỗi cấp độ lại có 2 định dạng khác nhau và trong từng định dạng lại có các gói nhỏ hơn nữa. Tuy nhiên, để xây dựng một website, đâu là sự lựa chọn phù hợp nhất?

Thông thường, để có thể vận hành một website kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần nhiều tùy biến khác nhau, tốc độ tải trang và lưu trữ tốt hơn,… Chính vì vậy, tối thiểu doanh nghiệp nên sử dụng gói CMS ở cấp độ Site Plan hoặc gói Growth ở cấp độ Workspace. Chi phí chuẩn bị sẽ giao động trong khoảng 23-49 $. 

Theo GAPONE, Webflow sẽ phù hợp nhất với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với các doanh nghiệp lớn và đòi hỏi nhiều tùy biến cũng như yêu cầu mở rộng hơn, Webflow chưa thể hoàn toàn tối ưu được các yếu tố đó. 

Hướng dẫn sử dụng Webflow – Quy trình 7 bước tinh gọn

Dù Webflow đã ra mắt được khá lâu và phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam, hầu như chưa có bất cứ bài viết, tài liệu nào hướng dẫn sử dụng Webflow dành cho người mới bắt đầu. Hiểu được nhu cầu đó, GAPONE tiên phong tìm kiếm và học hỏi, nhằm đem đến cho doanh nghiệp quy trình 7 bước tinh gọn để hoàn thiện một website trên Webflow. 

Bước 1: Hiểu về giao diện và cách hoạt động của Webflow

Trước khi bắt đầu thiết kế bất cứ điều gì trên Webflow, người dùng cần phải hiểu rõ về giao diện cũng như cách thức vận hành của nền tảng này. Webflow bao gồm 4 không gian làm việc chính là The Designer (Khu vực thiết kế), CMS (Khu vực quản lý nội dung), Ecommerce (Khu vực thương mại điện tử) và Hosting (Khu vực lưu trữ).

Trong 4 khu vực trên, chúng ta sẽ làm việc nhiều nhất với 2 khu vực là The Designer và CMS. Bài hướng dẫn sử dụng Webflow này sẽ tập trung chính vào khu vực Thiết kế nhằm giúp doanh nghiệp tạo ra một website hoàn chỉnh. Và đây cũng chính là khu vực có nhiều cái để khám phá nhất. 

Giao diện thiết kế của Weflow
Giao diện của Webflow sẽ cần người dùng bỏ ra một chút thời gian để làm quen.

Về cơ bản, giao diện hoạt động của nền tảng này tương tự như màn hình của phần mềm PTS Adobe. Điều này sẽ tạo nên một chút lạ lẫm lúc ban đầu khi mới làm quen. Giao diện này sẽ bao gồm 13 bộ phận mà người dùng cần đặc biệt chú ý:

  • (1) Thanh điều hướng: Đây là nơi hiển thị cấu trúc trang dưới dạng tổng quan tương tự như các lớp trong Sketch hoặc Figma.
  • (2) (3) Trang và cài đặt SEO.
  • (4) Trình quản lý tài sản: Nơi bạn có thể xem tất cả các tài sản bao gồm hình ảnh, video, gif,… được sử dụng trong trang đang thiết kế. 
  • (5) Bảng thiết kế: Doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh các thành phần trong thiết kế của mình thông qua bảng thiết kế này. Ví dụ như thay đổi màu sắc, tăng bo góc, thay đổi kích cỡ,…
  • (6) Cài đặt các phần tử: Tại đây, người dùng có thể thêm các cài đặt chi tiết cho phần tử. Điển hình nhất là việc điều hướng trang web thông qua hoạt động gắn link vào các phần tử như nút bấm, chữ viết, hình ảnh. 
  • (7) Tạo hiệu ứng tương tác: Làm trang web của bạn sống động hơn với các hiệu ứng phù hợp. 
  • (8) Điểm ngắt và kiểm tra thiết bị tương ứng: Cho phép người dùng kiểm tra hình ảnh của website mình trên các giao diện khác nhau như laptop, điện thoại, máy tính bảng,… để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng
  • (9) CMS.
  • (10) Cài đặt dự án.
  • (11) Trình chỉnh sửa: Cho phép doanh nghiệp truy cập lịch sử chỉnh sửa và mời thêm người chỉnh sửa trang. 
  • (12) Thanh tùy chỉnh nhanh: Bao gồm một số tác vụ cơ bản như hoàn tác, lưu, xuất bản,… 

Ngoài ra, để xây dựng website dễ hơn, bạn nên hiểu về cách hoạt động cơ bản của Webflow. Nền tảng này hoạt động dựa trên section và các khối hộp. Hiểu đơn giản, một trang web sẽ trình bày rất nhiều nội dung khác nhau. Mỗi nội dung đó sẽ được hiển thị trong một section. Và để dễ thao tác hơn, Webflow sẽ chia các Section thành từng khối hộp nhằm giúp doanh nghiệp dễ định hình bố cục hơn. Việc của người dùng chính là lựa chọn các khối hộp và kéo thả các phần tử cần thiết vào trong đó. 

Bước 2: Xây dựng cấu trúc website

Dù trong hướng dẫn sử dụng Webflow, nền tảng này tuyên bố rằng bất cứ ai cũng có thể thiết kế Website. Tuy nhiên, việc có hiểu biết về thiết kế hiển nhiên sẽ là một lợi thế cực kỳ lớn. Trước khi bắt đầu thao tác trên Webflow, doanh nghiệp cần xây dựng trước cấu trúc Website mà mình mong muốn. 

Một số cấu trúc phổ biến thường được sử dụng để xây dựng Website là 5W1H và 7Ps (Đối với các ngành dịch vụ). Để xây dựng cấu trúc Website, doanh nghiệp cần thực hiện những đầu việc sau:

  • Lựa chọn cấu trúc Website – Những gì doanh nghiệp muốn thể hiện, muốn đề cập đến trong trang web. Ví dụ: Trang web giới thiệu doanh nghiệp cần nói về quá trình hình thành, ban lãnh đạo, tầm nhìn, sứ mệnh, các sản phẩm/ dịch vụ đang triển khai, đối tác và khách hàng,…
  • Triển khai sắp xếp hợp lý nội dung cần triển khai.
  • Xây dựng Wireframe cho những nội dung này.
  • Triển khai xây dựng nội dung, hình ảnh, video,… để Mockup. 
Cấu trúc website
Xây dựng cấu trúc website là một trong những bước chuẩn bị quan trọng nhất trước khi bắt tay vào làm website trên webflow.

Bước 3: Thêm và chỉnh sửa các nội dung, bố cục của website thông qua template có sẵn và thao tác kéo thả

Sau khi đã có được cấu trúc Website, việc xây dựng và thiết kế website trên Webflow trở nên vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Bởi lẽ, doanh nghiệp đã có sẵn định hình về website cũng như các phần tử thêm vào. Thao tác tiếp theo chỉ đơn giản là tìm kiếm các phần tử đó trên Webflow và kéo thả chúng vào vị trí mong muốn. 

Dĩ nhiên, trong quá trình thiết kế, sẽ có nhiều vấn đề xảy ra, lúc này, người dùng cần tự mò mẫm một chút hoặc tham khảo hướng dẫn sử dụng Webflow được biên soạn bởi chính đội ngũ sáng tạo của nền tảng này (Được viết bằng tiếng Anh)

Để có được trang web đẹp mắt và chuyên nghiệp, doanh nghiệp nên chủ động chỉnh sửa các phần tử này về mặt màu sắc, kích thước,… để tạo sự nhất quán giữa các trang web với nhau. Nếu người xây dựng website có kiến thức về SEO và tối ưu trang web, doanh nghiệp hoàn toàn có thể điều chỉnh các heading, thêm các đường liên kết,…ở khu vực số (2) và (3) đã kể trên. 

Bước 4: Thêm hiệu ứng

Hiệu ứng là một phần quan trọng trong một trang web. Chúng có tác dụng giúp trang web sinh động hơn và tập trung sự chú ý của khách hàng vào những khu vực cần thiết. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lựa chọn và rải hiệu ứng thật cẩn thận. Tránh việc sử dụng quá nhiều hiệu ứng gây rối mắt và giảm hiệu quả điều hướng khách hàng. 

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần click vào phần tử muốn thêm hiệu ứng và điều chỉnh hiệu ứng trong khu vực số (7) đã được đề cập ở bước 1 của hướng dẫn sử dụng Webflow phía trên. 

Bước 5: Xem lại website trên cả laptop, điện thoại để kiểm tra giao diện, tác vụ và chỉnh sửa

Trước khi xuất bản Website, doanh nghiệp nên xem lại toàn bộ giao diện trên tất cả các thiết bị như laptop, điện thoại và máy tính bảng. Theo nhiều thống kê, có đến hơn 70% người truy cập vào trang web thông qua điện thoại di động. Chính vì vậy, bên cạnh việc tối ưu giao diện trên laptop, doanh nghiệp cũng cần quan tâm giao diện trên các thiết bị khác.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần kiểm tra kỹ các tác vụ hiển thị trên trang để đảm bảo không có thao tác nào bị lỗi, đường link nào bị bỏ trống,… Trước khi xuất bản. Hãy rà soát thật kỹ càng với sự trợ giúp của khu vực (8) đã được đề cập ở bước 1 của hướng dẫn sử dụng Webflow phía trên. 

Hướng dẫn sử dụng webflow
Doanh nghiệp nên chú trọng tối ưu giao diện người dùng trên tất cả các thiết bị.

Bước 6: Xây dựng nội dung chất lượng và tối ưu SEO

Một website chuyên nghiệp là nền tảng vững chắc để đẩy mạnh sản xuất nội dung và xuất hiện nhiều hơn trong mắt khách hàng. Webflow có tích hợp sẵn tính năng check SEO ngay trong nền tảng của mình. Chính vì vậy, việc tạo ra các nội dung chất lượng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

Bước 7: Thúc đẩy tăng trưởng bán hàng trên Webflow

Mục đích cuối cùng của việc xây dựng website đối với mỗi doanh nghiệp, đó chính là đẩy mạnh kinh doanh và tăng trưởng doanh thu. Chính vì vậy, bên cạnh việc thường xuyên sản xuất những nội dung chất lượng nhằm giữ chân khách hàng bền vững, doanh nghiệp cũng nên triển khai các hình thức thu hút và “nhắc lại” khách hàng nhằm gây ấn tượng và đi sâu vào tiềm thức của khách hàng. 

Một số giải pháp có thể tham khảo chính là:

  • Webform: Xuất hiện linh hoạt trước mắt khách hàng, thu hút sự chú ý và là ứng dụng không thể thiếu để thu thập thông tin và chăm sóc khách hàng. Hỗ trợ chuyển đổi Visitor thành Lead. 
  • Web Push: Thông báo đẩy giúp thu hút khách hàng, nhắc nhở và níu chân khách hàng quay lại với thương hiệu, tránh tình trạng bỏ quên giỏ hàng và chuyển những thông tin quan trọng đến khách hàng ngay lập tức. 
  • Sử dụng các công cụ thu thập thông tin khách hàng và theo dõi hành trình khách hàng khi ở trên trang web của doanh nghiệp. Điều này nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt được đối tượng khách hàng mục tiêu, thông qua đó tìm ra Insight của họ và chỉnh sửa website sao cho phù hợp hơn nhằm tăng trưởng doanh thu thông qua hoạt động bán hàng website.
  • Kết nối website với các nền tảng khác của doanh nghiệp như Facebook, Instagram, các sàn thương mại điện tử nhằm bắt kịp xu hướng Marketing 5.0 – Tiếp thị đa kênh tự động. 
Công cụ hỗ trợ tăng trưởng doanh thu bán hàng.
Web Push và Web Form là hai công cụ tối ưu để thúc đẩy tăng trưởng bán hàng trên website.

Hiện tại, những giải pháp này chưa được Webflow hỗ trợ và đó cũng là lý do chúng không xuất hiện trong bài “Hướng dẫn sử dụng Webflow” này. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự triển khai hoặc sử dụng công cụ từ bên thứ 3 nhằm tiết kiệm chi phí và nhân lực. Ví dụ như sản phẩm GAPONE – Nền tảng cung cấp giải pháp tiếp thị đa kênh và giải pháp tăng trưởng bán hàng website tự động

Kết luận

Webflow là một nền tảng xây dựng trang web thú vị và sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian nếu nền tảng này phù hợp với hướng đi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xây dựng website và việc đưa website đó phát triển và xuất hiện nhiều hơn trong mắt khách hàng để đạt được doanh thu lại hoàn toàn khác nhau. Webflow có thể giúp doanh nghiệp xây dựng website nhanh chóng, đơn giản, nhưng để tăng trưởng bán hàng, doanh nghiệp cần liên tục vạch ra các chiến lược và tích hợp thêm nhiều giải pháp tiếp thị khác nhau. 

Cảm ơn bạn đã đọc đến đây. Hy vọng bài hướng dẫn sử dụng Webflow này đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại dưới phần comment và liên hệ ngay với GAPONE tại đây để nhận được những tư vấn hữu ích từ các chuyên gia hàng đầu trong hoạt động tạo doanh thu từ website.. 

Leave a Reply

%d bloggers like this: