Blog

Webflow Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Những Thông Tin Chi Tiết Về Nền Tảng Xây Dựng Website Này

Webflow là gì và chi tiết về nó

Website là kênh vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào có định hướng phát triển bền vững và lâu dài. Một trang web chuyên nghiệp đòi hỏi khả năng code và thiết kế cao từ đội kỹ thuật. Chính vì vậy, Webflow ra đời nhằm tiên phong cho nền công nghiệp thiết kế website “no-code”. Vậy, Webflow là gì? Liệu nền tảng này có hoàn toàn giải quyết được tất cả các vấn đề trong xây dựng web và đánh bại những nền tảng “gạo cội” khác. Cùng GAPONE tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

Webflow là gì? 

Webflow là một nền tảng xây dựng và phát triển website. Tuy nhiên, nền tảng này không yêu cầu doanh nghiệp triển khai những dòng mã lệnh (No-code) và hoàn toàn được xây dựng dựa trên công cụ kéo thả. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo các trang bán hàng, thương mại điện tử, chia sẻ kiến thức, blog, giới thiệu doanh nghiệp,… 

Webflow là gì?
Webflow cho phép người dùng tạo ra một website hoàn toàn không sử dụng Code.

Chính điểm khác biệt của nền tảng này đã khiến cho Webflow nổi tiếng hơn bao giờ hết khi hứa hẹn sẽ giúp doanh nghiệp triển khai một website dễ dàng mà không cần các nhân viên IT (Kỹ thuật) và nhân viên thiết kế. Webflow có cách vận hành tương tự sự kết hợp của 2 nền tảng xây dựng trang web truyền thống là WordPress và Wix. Thậm chí, nền tảng này còn được đánh giá là có thể soán ngôi được hệ thống quản lý nội dung hàng đầu WordPress. 

» Xem ngay: So sánh Webflow và WordPress – Nền tảng nào xây dựng website tốt hơn

Webflow có thể giúp doanh nghiệp những gì? 

1. Tạo một website mà không cần viết mã

Như đã đề cập ở trên, Webflow cho phép người dùng triển khai xây dựng website mà không cần sự hiểu biết về mã code và lập trình. Bởi lẽ, nền tảng này cho phép doanh nghiệp bắt đầu hoạt động thiết kế một cách trực quan và hỗ trợ xem chi tiết những thay đổi theo thời gian thực. 

Webflow là gì mà có thể giúp doanh nghiệp tạo ra website mà không cần viết mã? Nhiều doanh nghiệp thắc mắc, nếu không có mã lệnh, website sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý nào. Thực chất, Webflow giúp doanh nghiệp tạo website mà không cần động đến code, chứ không phải là không dùng code. 

Hiểu đơn giản, Webflow đã code hết tất cả yếu tố, bộ phận cần thiết cho một website. Việc của doanh nghiệp lúc này chỉ là kéo thả những dòng code có sẵn được thể hiện dưới dạng dễ hiểu hơn đó vào những vị trí mà mình mong muốn. 

Điều đó cho thấy, thực chất, Webflow vẫn hoạt động dựa trên CSS và HTML. Doanh nghiệp có thể không cần có kiến thức lập trình để tạo ra một website trên nền tảng này, nhưng rõ ràng, việc hiểu biết về code sẽ giúp hoạt động chỉnh sửa và tùy biến trở nên dễ dàng hơn. 

2. Thiết kế website bằng thao tác kéo, thả 

Không cần tự tay thiết kế, cũng không cần tự tay chỉnh sửa, việc của người dùng chỉ đơn giản là kéo những thành phần có sẵn (Khung text, ảnh, video, carousel, list, menu,…) vào vị trí mà mình mong muốn. Bên cạnh đó, nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong khâu thiết kế, nền tảng này tích hợp thêm khả năng tạo bố cục thông qua việc phân chia section, đường lưới và hỗ trợ điều chỉnh kích thước cũng như margin, padding. 

Thao tác kéo thả của Webflow
Thiết kế và tùy biến cực đơn giản với vài thao tác kéo thả.

Việc thực hiện các thao tác kéo thả này hoàn toàn không bó buộc khả năng thiết kế và tính sáng tạo của trang web. Bởi lẽ, Webflow cho phép người dùng tùy chỉnh hình dáng, màu sắc, lớp phủ và rất nhiều yếu tố khác của các thành phần nhằm tạo ra sự riêng biệt và cá nhân hóa cho từng website. 

3. Tiết kiệm thời gian và chi phí

Thông thường, xây dựng một website sẽ đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư khá nhiều chi phí cho nhân sự, bất kể sử dụng nhân lực công ty hay đi thuê ngoài. Tuy nhiên, Webflow là gì? Một nền tảng tạo website không code đã có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng giải quyết được vấn đề về chi phí nhân sự. Bên cạnh đó, nền tảng này còn cung cấp rất nhiều những tính năng miễn phí khác. Điển hình trong đó là chứng chỉ SSL – chứng chỉ bảo mật công nghệ. 

Rõ ràng, việc thiết kế dựa trên những yếu tố kéo thả và các mẫu có sẵn sẽ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với việc tự thiết kế, tự tạo code và lập trình để gắn chúng vào website. Dĩ nhiên, bất cứ nền tảng nào cũng đòi hỏi sự tìm tòi, khám phá trong giai đoạn đầu. Nhưng đến khi đã thành thạo với các thao tác, một người bình thường cũng có thể tạo ra website với chi phí rẻ trong thời gian ngắn. 

Sử dụng Webflow có mất phí?

Webflow là gì và có mất phí hay không? Khi mới truy cập vào trang chủ của Webflow, người dùng có thể dễ dàng thấy ở góc trên cùng bên phải màn hình là nút đăng ký với dòng chữ thu hút “Get Started – It’s free” (Bắt đầu ngay – nó miễn phí). Tuy nhiên, thực chất, doanh nghiệp không thể sử dụng nền tảng này mà không đầu tư chi phí. 

Cách tính chi phí chi trả cho Webflow khá rắc rối. Hiểu đơn giản, nền tảng cung cấp hai cấp độ sử dụng khác nhau. Một là cấp độ sử dụng website cá nhân (Site plans) – Chỉ một người duy nhất có quyền truy cập và chỉnh sửa. Hai là cấp độ sử dụng chung (Workspaces) – Đây là nền tảng dành cho các doanh nghiệp bởi khả năng cho phép nhiều người truy cập và quản lý nội dung trên website, thuận tiện cho công việc. 

Đối với cả 2 cấp độ này, Webflow đều cung cấp những gói miễn phí và gói trả phí khác nhau. Tuy nhiên, các gói trả phí thực chất chỉ mang tác dụng dùng thử, trải nghiệm và không thể đem vào trực tiếp triển khai và đáp ứng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi những hạn chế của nó.

Ví dụ như gói miễn phí của cấp độ cá nhân, tên miền trong website của bạn sẽ không thể loại bỏ được đuôi tên miền phụ của Webflow là Webflow.io – Điều này khiến cho trang web bị giảm đi tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó băng thông giới hạn 1GB sẽ là quá thấp để vận hành một website doanh nghiệp với nhiều thông tin.  

Tương tự đối với gói miễn phí của cấp độ sử dụng chung, Webflow vẫn chỉ cho phép duy nhất một người truy cập, không khác gì gói cá nhân. Bên cạnh đó, khả năng tùy biến trong thiết kế và code cũng sẽ bị hạn chế. 

Thông thường, để vận hành một website kinh doanh, doanh nghiệp cần dùng gói CMS của cấp độ cá nhân với giá 23$/ tháng (Nếu trả theo năm) hoặc gói Growth của cấp độ sử dụng chung với chi phí 49$/ tháng (Nếu trả theo năm)

Chi tiết, doanh nghiệp có thể tham khảo bảng giá dưới đây. 

Bảng giá Webflow- Webflow là gì
Chi phí khi sử dụng Gói cá nhân – Mức độ tổng quát
Bảng giá Webflow
Chi phí sử dụng Webflow – Thương mại điện tử
Bảng giá Webflow - Webflow là gì
Chi phí khi sử dụng gói Workspaces cho đội nhóm nội bộ
Bảng giá Webflow
Chi phí khi sử dụng Webflow gói Workspaces – Cho Freelancer và Agency

Webflow là gì? – Đánh giá chi tiết ưu điểm và nhược điểm của Webflow

Bất cứ nền tảng nào cũng đều có ưu điểm và khuyết điểm. Đặc biệt là với Webflow, một nền tảng mới mẻ và chưa được nhiều người Việt Nam khai phá. Chính vì vậy, sau khi hiểu rõ, Webflow là gì, doanh nghiệp cần biết tới những điểm mạnh và điểm yếu cần cân nhắc của nó. 

Ưu điểm

  • Webflow cho phép doanh nghiệp thiết kế website mà không cần cần viết bất kỳ một dòng code nào.
  • Dễ dàng thiết kế, điều chỉnh và tùy biến kể cả với những người chưa có kinh nghiệm thiết kế thông qua những templates (Mẫu thiết kế) có sẵn.
  • Tích hợp nhiều mẫu thiết kế và các thành phần kéo thả đa dạng dễ dàng thích nghi với tất cả các nhóm ngành nghề và yêu cầu của doanh nghiệp. 
  • Giao diện người dùng chuẩn UX, UI, đội hỗ trợ luôn trực trợ giúp nhiệt tình giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong giai đoạn đầu làm quen và hoạt động giải quyết sự cố sau này. 
  • Tốc độ duyệt web nhanh: Webflow sở hữu một bộ mã sạch, không bị can thiệp bởi Plugin hoặc các yếu tố bên ngoài đồng thời sử dụng CDN để giúp website của doanh nghiệp duyệt nhanh hơn, nhằm tăng trải nghiệm khách hàng.
  • Cho phép doanh nghiệp tùy biến với khả năng can thiệp vào trình quản lý CSS và JS nâng cao. 
  • Cung cấp các tính năng hỗ trợ SEO tốt như tạo sitemap tự động, cung cấp chứng chỉ SSL, tùy chỉnh SEO bài viết, tích hợp Google Optimize,…
  • Tự động sao lưu mỗi ngày, hạn chế việc mất dữ liệu trang và các nguồn dữ liệu khách hàng liên quan. 
  • Tích hợp CMS vào trình xây dựng nội dung giúp doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh, cập nhật bất cứ nội dung nào và định hướng đi cho trang web. 

Nhược điểm

  • Là một công cụ mới, Webflow với cách thức hoạt động khác biệt sẽ gây khó khăn trong giai đoạn đầu làm quen của các doanh nghiệp.
  • Như đã đề cập ở trên, cách tính chi phí của Webflow khá là rắc rối và khó hiểu. Chính vì vậy, việc lựa chọn gói đăng ký sẽ gặp phải không ít vấn đề. 
  • Webflow là một nền tảng xây dựng web 3.0, vậy nên, vẫn còn tồn tại hạn chế trong khả năng tích hợp với những nền tảng web 1.0 như Firefox, Microsoft Edge. Khiến doanh nghiệp đánh mất một tệp khách hàng tại đây. 
  • Hạn chế trong nhiều tính năng thiết kế bởi việc sử dụng các nguồn mẫu có sẵn.
  • Để tạo ra giá trị cạnh tranh, doanh nghiệp vẫn cần có kiến thức về thiết kế để sắp xếp mọi thành phần thông minh nhất có thể. Bên cạnh đó, nếu muốn tạo ra những yếu tố đặc biệt và cần can thiệp code, việc có kiến thức về code vẫn là yếu tố bắt buộc.
  • Giá thành khá cao so với mặt bằng chung các nền tảng khác. Đặc biệt là khi doanh nghiệp muốn ứng dụng website để kinh doanh. 
  • Không đáp ứng được những yêu cầu cao của các doanh nghiệp lớn. Rõ ràng, đối tượng khách hàng của Webflow vẫn tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
  • Vẫn còn thiếu nhiều tính năng liên quan đến SEO, trong khi không cho phép tích hợp các plugin. Ví dụ như Schema. 

Dĩ nhiên, bất cứ một nền tảng xây dựng website nào cũng đều tồn tại các khuyết điểm của nó. Webflow hiện tại vẫn còn là một nền tảng mới mẻ và chưa được qua nhiều người chú ý đến tại thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể hy vọng vào những cải tiến trong tương lai của đội ngũ phát triển ứng dụng này. 

Hướng dẫn sử dụng Webflow

Cách sử dụng Webflow
Giao diện của nền tảng này tương tự như cửa sổ PTS của Adobe.

Có thể khi đọc đến đây, doanh nghiệp đã giải đáp được những thắc mắc cơ bản như Webflow là gì? Nền tảng này có mất phí không? Và những nhược điểm còn tồn tại khi đưa vào sử dụng. Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về cách sử dụng nền tảng xây dựng website này.

Tổng quan, để triển khai một website trên Webflow, doanh nghiệp cần trải qua các bước sau:

  • Bước 1: Hiểu về giao diện và cách hoạt động của Webflow
  • Bước 2: Xây dựng cấu trúc website
  • Bước 3: Thêm và chỉnh sửa các nội dung, bố cục của website thông qua template có sẵn và thao tác kéo thả
  • Bước 4: Thêm hiệu ứng
  • Bước 5: Xem lại website trên cả laptop, điện thoại để kiểm tra giao diện, tác vụ và chỉnh sửa

Xem hướng dẫn sử dụng Webflow chi tiết: tại đây

Sau khi có website, doanh nghiệp cần làm gì?

Việc xây dựng website là một chuyện, mà việc để website đó có thể xuất hiện trước mặt khách hàng và đem lại hiệu quả kinh doanh lại là một vấn đề khác. Chính vì vậy, ngay sau khi thiết kế website trên Webflow hoặc bất cứ nền tảng nào, doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm hiểu khách hàng và xây dựng nội dung nhằm thu hút khách hàng biết đến doanh nghiệp thông qua chính kênh mà mình vừa tạo dựng.

Thông thường, doanh nghiệp có thể triển khai theo hai cách, một là SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để thu hút khách hàng thông qua nhu cầu và giá trị chất lượng, hai là chạy quảng cáo – Thu hút của khách hàng bằng những yếu tố trả phí và sự chú ý. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể triển khai thêm một số yếu tố khác như thông báo đẩy, điền form lấy dữ liệu,…

Rõ ràng, những hoạt động như thu thập dữ liệu khách hàng, phân tích và quản lý nguồn dữ liệu để triển khai nội dung phát triển sau này là những thứ mà Webflow hay bất cứ nền tảng triển khai website nào cũng không làm được. 

GAPONE – Giải pháp tăng trưởng bán hàng website hàng đầu tại Việt Nam

GAPONE tự hào là nền tảng đi đầu trong việc cung cấp các giải pháp Marketing đa kênh tự động tại Việt Nam. Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển website và tăng doanh thu đầu vào, GAPONE cung cấp bộ công cụ tăng trưởng bán hàng website với những điểm mạnh sau:

  • Tăng danh sách khách hàng tiềm năng thông qua việc thu thập, phân tích, vẽ hành trình và nhắm đúng khách hàng mục tiêu.
  • Xây dựng kịch bản tiếp thị thông minh cho từng doanh nghiệp, từng ngành nghề. Nói không với việc kinh doanh “khuôn mẫu” có sẵn. 
  • Tích hợp công cụ Web Push Notifications (Thông báo đẩy) và Web Form với giao diện, thành phần được thiết kế đẹp mắt, tùy chỉnh theo mong muốn của doanh nghiệp.
  • Tư vấn giải pháp phát triển nội dung website, tăng khả năng xuất hiện trước mắt khách hàng và giảm tỷ lệ bỏ quên đơn hàng. 

Gapone - Giải pháp tăng trưởng bán hàng website

Hy vọng bài viết này của GAPONE đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Webflow là gì? Webflow có những điểm mạnh và điểm yếu nào. Liên hệ ngay với chúng tôi tại đây để được tư vấn chi tiết về những giải pháp tiếp thị đa kênh và phát triển website. 

Leave a Reply

%d bloggers like this: