
3Có rất nhiều cách để tiếp cận khách hàng thành công qua các chiến dịch Email Marketing. Đối với một số nhà tiếp thị, họ thấy những email áp dụng mã giảm giá luôn là hiệu quả nhất. Một số khác lại cảm thấy những email có nội dung dài, chia sẻ kiến thức cùng khách hàng lại là phương thức win-win. Điểm mấu chốt là phải thử nghiệm, phải gửi nhiều nội dung khác nhau, bạn mới có thể so sánh được chỉ số các chiến dịch email marketing và tìm ra giải pháp tối ưu nhất.
Khi gửi email, bạn cần phải biết mục đích của việc gửi những email đó là gì? Và bạn tối ưu nhằm mục tiêu gì? Khi đó những tiêu chí đánh giá hiệu quả sẽ tự khắc nhảy số trong đầu bạn. Dưới đây sẽ là các chỉ số email marekting mà nhà tiếp thị TMĐT nào cũng cần nắm chắc.
Doanh thu từ email marketing
Mục tiêu của kinh doanh là bán được hàng, vậy mục tiêu của các chiến lược email marketing cũng vậy. Suy nghĩ xem việc gửi email cho khách hàng có giúp bạn bán được hàng không?
Để đo lường chỉ số email marketing này, bạn nên sử dụng những nền tảng tự động có tính năng phân tích hành vi như GAPONE để theo dõi hành vi của khách hàng sau khi nhận được email.
Ngoài ra, bạn có thể đánh giá bằng cách gửi thêm cho khách hàng những mã chiết khấu và dựa vào số mã dự thưởng được sử dụng để đánh giá doanh thu trong thời gian diễn ra chương trình giảm giá.
Bằng email marketing, thì thông qua cách trực tiếp hay gián tiếp, mục tiêu chung của doanh nghiệp vẫn là thúc đẩy doanh thu. Vậy nên, nếu là nhà kinh doanh thương mại điện tử, bạn không nên bỏ qua việc sử dụng email marketing trong kế hoạch tiếp thị của mình.
Tỷ lệ click-through
Tỷ lệ click-through (CTR) khá phổ biến trong ngành tiếp thị đa kênh. Đây là chỉ số giúp bạn thấy được hiệu quả của mỗi email và xác định được phương pháp gửi tin phù hợp trong trường hợp bạn đang thực hiện A/B testing.
Thực tế là sau khi nhận email, nếu muốn mua hàng khách hàng sẽ phải quay lại website hoặc giỏ hàng. Vì thế, việc thêm các đường link dẫn khách hàng quay lại website/giỏ hàng trong email là vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.
Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi gắn liền với doanh thu của doanh nghiệp. Các yếu tố bạn sắp xếp trong email như CTA, các đề xuất sản phẩm, … nếu như phù hợp có thể đưa khách hàng quay trở lại website để mua sắm. Và những đơn hàng được thanh toán sẽ được tính vào tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công. Và đối với các nhà kinh doanh TMĐT, đây là chỉ số họ mong muốn tăng càng cao càng tốt.
Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)
Bounce Rate là chỉ số thể hiện răng email có tới được hòm thư của khách hàng hay không. Số liệu này quan trọng là bởi chỉ khi khách hầng nhận được thư thì bạn mới có cơ sở để đánh giá những chỉ số khác như tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp và tỷ lệ chuyển đổi qua email.
Có 2 thuật ngữ thường được nhắc đến khi nói về tỷ lệ thoát:
- Hard Bounce là những thư gửi không thành công do email khách hàng không hợp lệ, đã bị xóa hoặc không tồn tại. Với những email này, bạn nên tạo luồng để gửi tự động sang những kênh tiếp thị khác để đảm bảo khách hàng nhận được thông báo. Và đừng quên thẳng tay kiểm tra và xóa những email này đi nhé! Với một số nhà cung cấp dịch vụ tiếp thị email marketing, chi phí có thể sẽ dựa trên số lượng liên hệ mà bạn phải gửi. Vậy nên, bạn xóa những email sai sẽ giúp tiết kiệm khoản chi phí đầu tư khi biết nó không đem lại chuyển đổi.
- Soft Bounce dùng để chỉ những vấn đề tạm thời dẫn đến khách hàng không nhận được email từ bạn. Ví dụ như hộp thư đến của khách quá đầy hoặc có lỗi kết nối với trình duyệt của họ. Lúc này, sau khi vấn đề được giải quyết, email của bạn sẽ tự động được cập nhật trong hòm thư hoặc bạn có thể gửi lại email cho khách hàng.
Bên cạnh đó, các nhà cung cấp mạng ISP sẽ sử dụng dữ liệu gửi này để đánh giá danh tiếng cảu địa chỉ gửi tin. Nếu bạn có quá nhiều email hard bounce, ISP sẽ đánh giá bạn là người gửi rác và tự động cho phép chặn email bạn gửi đi, không để nó xuất hiện trong hòm thư của bất kỳ ai. Đây là điều rất kiêng và mà bạn cần phải để ý.
Tỷ lệ tăng trưởng
Marketing không chỉ dừng lại ở tối ưu, trong chiến lược tiếp thị của mình bạn cần phải có định hướng lâu dài. Chính vì thế, ngoài việc “nuôi dưỡng khách hàng” hiện tại, bạn đồng thời cần tập trung tìm kiếm khách hàng mới.
Danh sách khách hàng của sau khi thông qua “nuôi dưỡng” và sàng lọc, số lượng liên hệ sẽ giảm xuống 22,5% mỗi năm. Vậy nên, bạn cần phải liên tục cập nhật những liên hệ mới để phục vụ cho vòng lặp nuôi dưỡng và sàng lọc khách hàng tiềm năng khác.
2 chỉ số email marketing mà bạn không quá quan trọng
Tỷ lệ mở (Open Rate)
Một email chỉ được tính là đã mở khi người nhận nhận được cả nội dung lẫn hình ảnh mà bạn đã gửi đi. Nhưng nhiều người lại bật tính năng chặn hình ảnh trong email, dẫn đến email đó được tính là không được mở. Như vậy những báo cáo tự động sẽ báo cáo số liệu thấp hơn số liệu thực. Thậm chí nếu phát sinh ra thanh toán trong email này thì các số liệu sẽ bị chênh lệch, ảnh hưởng đến đánh giá tổng quan của cả chiến lược.
Nếu bạn muốn tận dụng tỷ lệ mở để đánh giá hiệu quả, tốt nhất hãy so sánh chúng với những lần gửi trước. Để xem sau những lần cải thiện thì tỷ lệ mở đó tăng hay giảm và nếu giảm thì lý do là gì?
Tỷ lệ bỏ đăng ký
Chỉ số thể hiện số lượng người bỏ đăng ký kênh nếu nhìn qua có thể là một chỉ số tốt để đánh giá về hiệu quả hoạt động của chiến lược tiếp thị. Tuy nhiên, vì một số yếu tố mà tỷ kệ bỏ đăng ký được xem là một trong những số liệu cần cẩn trọng khi quan sát.
Trên lý thuyết chỉ số này đúng cách bạn có thể xác định được vấn đề do đâu. Từ các đề xuất chi tiết hay do hiển thị trang gặp vấn đề, khiến người dùng từ chối tiếp nhận thông tin từ thương hiệu. Việc tỷ lệ bỏ đăng ký tăng cao cũng phản ánh cách mà bạn đang triển khai chiến lược của mình như thế nào. Liệu tần suất gửi email có quá nhiều? Hay nội dung email không phù hợp?, …
Tuy nhiên, trên thực tế người ta thấy rằng khi khách hàng không muốn tiếp nhận thông tin từ bạn nữa, họ sẽ mặc kệ bạn thay vì phải tốn thời gian truy cập vào website và hủy đăng ký. Vậy nên, chỉ số hủy đăng ký sẽ không hiếm khi tăng lên, thay vào đó chúng đứng im và khiến bạn nghĩ rằng chiến dịch tiếp thị của mình vẫn đang hoạt động tốt. Đương nhiên, đánh giá này là sai!
Vì thế, bạn không nên tập trung vào phân tích số liệu này, thay vào đó hãy dành thời gian nghiên cứu về các chỉ số như click-through, hay chuyển đổi. Nếu các chỉ số này giảm bạn có thể tìm ra cách để tối ưu doanh thu và đồng thời hạn chế được tối đa khả năng tăng tỷ lệ hủy đăng ký.
Kết luận
Tóm lại, một chiến dịch email marketing thành công, cần phải nắm bắt và đánh giá được 5 chỉ số chính:
- Doanh thu từ Email marketing
- Tỷ lệ Click-through
- Tỷ lệ chuyển đổi
- Tỷ lệ thoát
- Tỷ lệ tăng trưởng
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn dễ dàng phân tích hiệu quả các chiến dịch tiếp thị đa kênh hơn. Và nếu muốn học nhiều hơn về các chiến dịch tiếp thị đa kênh và các nền tảng Omni-channel Marketing tự động, hãy truy cập và blog GAPONE để tham khảo kho kiến thức dồi dào của chúng tôi.