
Bài viết này sẽ phân tích khía cạnh khác của các vấn đề trong thế giới thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang phải đương đầu trong đợt dịch COVID-19. Từ đó giúp các doanh nghiệp phụ thuộc vào hình thức kinh doanh truyền thống thay đổi cách nhìn về một tương lai kinh doanh mới: Nhanh chóng và Tự động. Cùng tham khảo bài viết Cơn sóng thương mại điện tử – Sự kết thúc của các hình thức kinh doanh kiểu cũ để tìm ra phương án tiếp thị phù hợp cho doanh nghiệp mình trong giai đoạn này nhé!
Tình trạng ngành kinh tế sau đại dịch
Thông qua tìm kiếm và phân tích, chúng tôi thấy được những đặc điểm mới xuất hiện trong nền kinh tế, bao gồm:
- Người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn vào các thương hiệu kinh doanh thương mại điện tử
- Các cửa hàng kinh doanh bán lẻ theo hình thức truyền thống phải chịu tổn thất nặng nề sau đại dịch
- Thời gian hết giãn cách là thời điểm mà tất cả các thương hiệu tập trung vào một mục tiêu là cải thiện doanh số
Từ khi xuất hiện đại dịch, người tiêu dùng buộc phải hạn chế ra ngoài đường dẫn đến số lượng người mua sắm trực tuyến tăng lên. Sống trong điều kiện như vậy cũng hình thức những thói quen mua sắm mới giúp họ làm quen với trạng thái bình thường mới. Càng ở nhà lâu, người tiêu dùng càng quen với kiểu mua sắm online. Đây chính là nguyên nhân làm xay chuyển mô hình kinh doanh trên thị trường, khi không thể mua sắm offline thì cơn bão Thương mại điện tử sẽ lên ngôi.
Trong bài viết Khủng Hoảng COVID-19 – Doanh Nghiệp TMĐT Cần Làm Gì Khi Không Kinh Doang Hàng Thiết Yếu chúng tôi có liệt kê một số những con số chứng minh cho giả thiết trên. 50% người dừng mua sắm offline, 82% người ngừng sử dụng các dịch vụ ăn uống, lượng người mua sắm tăng 37%.
Đại dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến cách người tiêu dùng mua sắm mà còn tác động đến cả những gì họ mua sắm. Doanh thu của các sản phẩm thuộc danh mục Thiết yếu tăng đột biến và ngược lại doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm Không thiết yếu lại rơi khủng hoảng.
Cơ hội đang đến cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử
Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy bạn
Như đã đề cập, khi ở nhà nhiều hơn, người tiêu dùng sẽ tìm kiếm nhiều sản phẩm hơn. Và đương nhiên có nhiều cách để làm điều đó qua Google tìm kiếm, qua các trang mạng xã hội và trên các ứng dụng mua sắm. Thông qua các nền tảng tiếp thị đa kênh tự động, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt được khách hàng của mình đang dùng kênh nào, tìm phương thức tiếp thị phù hợp và xuất hiện nhiều hơn trước mắt của họ.
Doanh nghiệp nên đầu tư vào nội dung tiếp thị, ví dụ như Blog về sản phẩm họ đang tìm kiếm và nỗ lực đưa chúng lên TOP tìm kiếm. Đối với các trang mạng xã hội cũng vậy, tận dụng thời điểm tốt, chạy các chiến dịch quảng cáo để đưa sản phẩm mà họ đang tìm kiếm xuất hiện thường xuyên trên newsfeed của họ.
Kinh doanh TMĐT tiềm năng với các thương hiệu chính hãng sẽ ra sao?
Chỉ cần có nhu cầu, khách hàng sẽ tìm kiếm tên sản phẩm trên các sàn này, và một loạt các lựa chọn từ nhiều thương hiệu khác nhau sẽ xuất hiện.
Có một thực tế cho thấy khi khách hàng đi tìm kiếm sản phẩm trong đầu họ sẽ luôn nhớ tới nhu cầu họ đang cần, nhưng tên thương hiệu thì không. Vậy nên muốn thu hút khách hàng, bạn cần thu hút họ đúng cách. Ngoài việc xuất hiện nhiều, bạn còn phải cho họ có cơ hội được trực tiếp tương tác. Ví dụ khi tìm kiếm sản phẩm trên các sàn TMĐT, khách hàng có xu hướng tìm tên sản phẩm, một loạt các lựa chọn sẽ xuất hiện nhưng chỉ có bạn là chính hãng. Tỷ lệ khách hàng mua sắm từ các thương hiệu chính hãng sẽ cao hơn.
Vậy nên, hãy thiết lập dấu “chính hãng” vào thương hiệu của mình và khiến khách hàng bấm nút “Theo dõi” để có thể liên tục tương tác với họ sau này.
Tương tự với website của thương hiệu và trang xã hội, hãy để họ đăng ký tài khoản và theo dõi trang. Một là để có thể nhận được thông tin về khách hàng. Hai là tăng cơ hội chuyển đổi khách hàng nhờ vào các chiến dịch “nuôi dưỡng khách hàng” của doanh nghiệp.
Phương pháp này có thể giúp doanh nghiệp hạn chế được một phần chi phí cho việc bán qua cửa hàng theo kiểu truyền thống, nhất là trong môi trường dịch bệnh như hiện nay. Thay vào đó, sản phẩm được giới thiệu trực tiếp tới khách hàng một cách đơn giản và tự động.
Giá quảng cáo giảm thấp
Nội dung được đăng tải trên các kênh social được chú ý nhiều hơn, do người tiêu dùng phải ở nhà quá nhiều và lướt điện thoại chính là cách để họ giải trí. Hiện thực cho thấy lượng tương tác tăng đột biến nhưng chi phí cho quảng cáo lại giảm.
Lý do rất đơn giản, nhiều doanh nghiệp B2B, ngành du lịch, … giảm tiếp thị mạnh, cạnh tranh giảm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của bên dịch vụ quảng cáo và tạo ra cơ hội cho những doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử lúc này. Chi phí quảng cáo giảm đồng nghĩa với việc cùng một lượng tiền như trước nhưng bạn có thể tiếp cận được đến nhiều khách hàng hơn. Vì thế, quảng cáo sẽ hiệu quả hơn và giúp khách hàng nhanh chóng ra quyết định mua hàng hơn.
Điều này mang lại nhiều liên hệ khách hàng mới, nhờ đó mà các chiến dịch tận dụng các kênh bán sẵn có như Email, SMS, Website, … sẽ trở nên đơn giản mà không cần phải bỏ tiền lấy dữ liệu từ các bên thứ 3. Lúc đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát trải nghiệm khách hàng một cách cẩn thận hơn, biến họ trở thành khách hàng thân thiết và kênh tiếp thị hiệu quả và tiết kiệm.
Thời điểm gia tăng tập trung vào tiếp thị thương mại điện tử
Sau các quyết định giãn cách của chính phủ, các cửa hàng kinh doanh kiểu cũ phải đóng cửa. Nếu không kinh doanh online thì rõ ràng các cửa hàng này sẽ phải đóng băng hoạt động của mình và mất một khoản doanh thu không nhỏ.
Nhiều nơi bắt đầu kinh doanh trực tuyến nhưng lại sợ không bán được nên “mở hàng” với hình thức kinh doanh theo nhu cầu. Khi mà bạn đang loay hoay tìm kiếm khách hàng cần gì và chuẩn bị bán thì nhu cầu của họ đã thay đổi rồi.
Tại Trung Quốc, tỉnh Hubei người ta thấy rằng trong thời gian đầu khi nhu cầu của người tiêu dùng tập trung vào các sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, thuốc thang, khẩu trang … thì hiện giờ họ đã cảm thấy ổn định hơn, nhu cầu mua sắm cũng bắt đầu chuyển dần sang các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ bên trong như các sản phẩm hỗ trợ luyện tập thể thao, thực phẩm chức năng. Những tháng sau đó là nhu cầu đã mở rộng sang quần áo, mỹ phẩm và thậm chí là phụ kiện du lịch.
Tại Việt Nam, sau khi đã trải qua 3 đợt giãn cách khắc nghiệt, xu hướng mua sắm online của người dân cũng không khác với Trung Quốc là mấy. Vậy nên, doanh nghiệp nên chuẩn bị để có thể đáp ứng nhu cầu này?
Doanh nghiệp cần phải làm gì để tăng chuyển đổi?
Dịch bệnh hoành hành khiến cho mọi kế hoạch của doanh nghiệp đều không thể thực hiện hoàn chỉnh. Nhưng theo như những phân tích phía trên, có thể thấy tương lai cơ hội đang chờ đón. Thế nên, doanh nghiệp nên tiếp tục cho các chiến lược để có thể nắm bắt được cơ hội và gia tăng chuyển đổi, doanh thu vào các tháng và quý tiếp theo.
Các thương hiệu cần làm gì?
Bạn cần dự đoán xu hướng mua sắm sắp tới của khách hàng. Việc người dân bao giờ mới có thể quay lại trạng thái bình thường là điều khó đoán, nhưng chúng tôi biết rằng bạn cần chuẩn bị cho điều này.
Tìm hiểu xem nhu cầu của họ là gì, mức giá họ mong muốn, … Hiểu được khách hàng sẽ giúp bạn đề xuất các chiến lược hợp lý và tăng trải nghiệm khách hàng khi mua sắm cùng thương hiệu. Cũng là cách tạo dấu ấn khó phai trong lòng khách hàng, như vậy họ sẽ quay lại với thương hiệu bất kể là khi đại dịch còn hay đã kết thúc.
Bạn có thể triển khai thông qua các khảo sát đơn giản tìm hiểu nhóm khách hàng tiềm năng để dự đoán biến động của cả thị trường.
Các doanh nghiệp phụ thuộc vào hình thức kinh doanh truyền thống cần làm gì?
Hãy thích ứng! Chuyển sang hình thức kinh doanh online sẽ là một hướng phát triển mới dành cho doanh nghiệp của bạn. Khi bạn đang chần chừ thì đối thủ của bạn đang nắm giữ thị trường đấy, bạn cần hành động ngay tức thì.
Cũng đừng mong đợi vào trường hợp nếu hết giãn cách bạn có thể cứu vớt doanh thu. Vì mầm mống bệnh luôn quanh quẩn chúng ta, để bảo vệ sức khỏe người dân vẫn sẽ hạn chế mua sắm bên ngoài.
Thay vào đó hãy bắt đầu tìm kiếm nhu cầu mới của khách hàng trong đại dịch, biến bại thành thắng nhờ nắm bắt xu hướng mua sắm trong trạng thái binh thường mới.
Các shop online cần làm gì vào lúc này?
Chạy quảng cáo trên các kênh social là phương pháp nên được ứng dụng ngay lúc này. Chi phí quảng cáo thấp sẽ giúp bạn mở rộng danh sách khách hàng, nền tảng vững chãi để “nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng”. Hãy tận dụng tối đa mọi nguồn lực như các mẫu pop-up, biểu mẫu onsite để có thể thu về email, số điện thoại của khách hàng.
Gây dựng hình ảnh thương hiệu rất quan trọng ngay lúc này. Việc kiểm soát hành vi khách hàng thông qua dữ liệu bán hàng offline hay liên hệ của các bên thứ 3 cung cấp sẽ rất khó khăn. Vì thế bạn phải liên tục xuất hiện trước mắt khách hàng, tạo chỗ đứng trong tâm trí khách hàng để một khi có nhu cầu thì thương hiệu đầu tiên họ tìm tới là bạn.
Hỏi nhóm khách hàng hiện tại về điểm tốt của doanh nghiệp và dùng đặc điểm này để thu hút khách hàng mới. Bạn có thể dựa trên đặc điểm này gán với Câu chuyện thương hiệu để thêm phần thuyết phục và thu hút. Tương tác với khách hàng để xem họ muốn gì thêm từ bạn, qua thông tin này, phát triển mặt hàng của mình để phù hợp với mong muốn của họ. Đây là thời điểm tuyệt vời để tái định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm mà.
Khách hàng luôn luôn thay đổi
Hành vi của khách hàng trong đợt dịch sẽ không là tức thời. Càng nhiều người học cách mua sắm online hơn và họ bắt đầu quen dần với điều đó.
Khi họ không thể ra ngoài mua sắm kết hợp với việc mua sắm online cũng rất thuận tiện lại uy tín khi mua sắm từ các cửa hàng chính hãng. Thế nên doanh nghiệp cũng không nên mong chờ mọi thứ sẽ quay lại như những ngày trước dịch.
Kết luận
Vậy nên đừng trông chờ nữa, hãy bắt tay vào kế hoạch tiếp thị mới trong mùa dịch ngay thôi. Bởi sau đại dịch là Thời đại hoàng kim của các ngành kinh doanh TMĐT, đồng thời đánh dấu sự lụi tàn của mô hình kinh doanh kiểu cũ.
Nếu bạn muốn học thêm các chiến lược kinh doanh TMĐT và tìm hiểu về công cụ hỗ trợ, hãy truy cập gapone.vn để tham khảo.