
Growth Marketing là gì?
Growth Marketing (Tiếp thị tăng trưởng) được hiểu đơn giản là phương pháp tiếp thị tập trung vào việc thử nghiệm dựa trên hành vi, sở thích và động cơ của người dùng, để từ đó xây dựng những thông điệp cá nhân hóa, phù hợp với nhu cầu của từng tệp khách hàng khác nhau. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể thu hút, tương tác và giữ chân khách hàng hiệu quả.
- Tạo ra nhu cầu để thu hút khách hàng mới
- Làm hài lòng và giữ chân khách hàng hiện tại
- Biến khách hàng trở thành các đại sứ thương hiệu “miễn phí” cho doanh nghiệp
Growth Marketing đòi hỏi doanh nghiệp liên tục thử nghiệm các kênh và chiến lược khác nhau, nhằm tìm ra giải pháp tiếp thị tối ưu nhất.

Mục tiêu của tiếp thị tăng trưởng không chỉ dừng lại ở việc thu hút khách hàng, mà còn hướng đến tạo ra tệp khách hàng trung thành, gắn bó và coi trọng sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu cung cấp, mang lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Growth Marketing còn nhấn mạnh đến việc doanh nghiệp không cố gắng để chuyển đổi hành vi của tất cả người dùng. Thay vào đó, dựa trên các dữ liệu thu thập được, thương hiệu áp dụng chiến thuật “lấy người dùng làm trung tâm” nhằm cung cấp các thông tin đáp ứng chính xác nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp tập trung vào tìm kiếm những khách hàng thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ sẽ tránh được lãng phí không cần thiết về chi phí và nguồn lực.
So sánh sự khác biệt giữa Growth Marketing và Marketing truyền thống
Marketing truyền thống đề cập đến hàng loạt các hoạt động tiếp thị truyền tải thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ tới người dùng như quảng bá, tuyên truyền, phân phối,… Người dùng có thể bắt gặp các hoạt động tiếp thị truyền thống trong mọi hoạt động thường ngày và ở bất cứ đâu. Chẳng hạn, khi dừng đèn đỏ, chúng ta có thể nhìn thấy các banner quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Khi xem các chương trình truyền hình trên tivi cùng gia đình hoặc nghe đài báo, lướt Youtube, chúng ta cũng sẽ bắt gặp các mẫu quảng cáo từ vài giây đến vài phút.
Khác với Marketing truyền thống, Growth Marketing tập trung vào việc không ngừng thử nghiệm các kênh và chiến lược khác nhau nhằm xác định phương pháp tiếp thị phù hợp nhất với thực trạng của doanh nghiệp. Thông qua những hiểu biết sâu sắc về mong muốn của khách hàng, tiếp thị tăng trưởng là cầu nối gắn kết mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Khách hàng cảm thấy bị thuyết phục, trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp và tiếp tục giới thiệu sản phẩm đến bạn bè, người thân của họ.

Tóm lại, Marketing truyền thống cố gắng tiếp cận khách hàng thông qua hàng loạt các hoạt động tiếp thị dựa trên các thử nghiệm trước đó. Mặt khác, Growth Marketing đặt trọng tâm vào khách hàng, tận dụng tất cả dữ liệu thu thập được để tiếp cận người dùng thông qua các chiến lược đánh trúng vào tâm lý khách hàng. Các chiến lược được xây dựng mang tính tùy chỉnh và cập nhật thường xuyên giúp tăng lượt tương tác, duy trì và tạo niềm tin của khách hàng với thương hiệu.
Những cái tên tiêu biểu thành công với chiến lược Growth Marketing
HubSpot
HubSpot đã thiết kế lại trang web một cách có hệ thống, thử nghiệm thiết kế rất nhiều lần trước khi đưa ra phiên bản website chính thức như hiện tại. Trong suốt quá trình thử nghiệm, họ đã không ngừng phân tích các dữ liệu về người dùng và thực hiện các thay đổi dựa trên đó. Có thể nói, đây là một quá trình tốn khá nhiều thời gian và công sức. Đổi lại, nhờ quyết định đúng đắn này mà HubSpot đã đạt được những cải tiến đáng kể như tăng 35% số lượng khách hàng yêu cầu demo và tăng 27% số lượng khách hàng đăng ký sản phẩm.

Slack
Slack là một ví dụ thành công khác áp dụng tiếp thị tăng trưởng. Họ là công ty B2B về SaaS phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Điều này có thể khiến nhiều người nhầm tưởng rằng Slack tập trung chủ yếu vào Growth Hacking, thay vì Growth Marketing. Tuy nhiên, thực tế là Slack đặc biệt đề cao tầm quan trọng của việc tương tác và giữ chân khách hàng. Kế hoạch tiếp thị tăng trưởng của họ bao gồm:
- Kích thích, thu hút các phản hồi của người dùng và đảm bảo thực hiện các thay đổi dựa trên đó
- Tạo một quy trình onboarding đơn giản, liền mạch
- Sử dụng mô hình định giá Freemium để chứng minh giá trị của sản phẩm
- Phân tích dữ liệu người dùng để tối đa hóa mức độ tương tác
Spotify
Spotify đã tận dụng hoạt động tiếp thị tăng trưởng để phá vỡ hoàn toàn mọi giới hạn của ngành công nghiệp âm nhạc và thành công trở thành nền tảng phát nhạc trực tuyến lớn nhất trên thế giới. Có thể nói, chiến thuật thành công nhất của Spotify chính là cung cấp nhạc phát trực tuyến miễn phí, hợp pháp cho tất cả mọi người vào thời điểm mà việc tải xuống bất hợp pháp đang gây “đau đầu” cho ngành công nghiệp lớn này.
Spotify đã không ngừng thử nghiệm, thay đổi để cải thiện trải nghiệm người dùng, tạo ra các danh sách phát được cá nhân hóa và đề xuất các bản nhạc phù hợp với thị hiếu người nghe dựa trên lịch sử nghe nhạc trước đó của họ. Spotify không chỉ cho phép người dùng nghe nhạc/ podcast mà còn tạo ra sân chơi để họ tự tạo ra các sản phẩm podcast của riêng mình, khiến khách hàng có thêm lý do để tiếp tục trung thành với ứng dụng.
Để thêm yếu tố xã hội vào nền tảng, Spotify đã hợp tác với Facebook để người dùng có thể biết những người khác đang nghe gì và chia sẻ những bản nhạc ưa thích với nhau. Những nỗ lực tiếp thị tăng trưởng không ngừng này đã giúp Spotify vươn lên chiếm đến 30% thị trường phát nhạc trực tuyến hiện nay.
Doanh nghiệp còn chưa biết cách áp dụng xu hướng Growth Marketing hàng đầu hiện nay, tham khảo ngay nền tảng GAPONE – công cụ bổ trợ tăng trưởng bền vững đắc lực cho doanh nghiệp:
- Dễ dàng tracking hành vi khách hàng: Thu thập dữ liệu và tracking hành vi khách hàng từ đa kênh, giúp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chân dung khách hàng 360 độ hoàn chỉnh, từ đó dễ dàng thấu hiểu và đánh trúng insight khách hàng.
- Dễ dàng phân loại nhóm khách hàng: Thông qua việc đặt các điều kiện lọc khách hàng, hệ thống sẽ tự động tạo nhóm khách hàng theo các trường thông tin mong muốn của doanh nghiệp, giúp phục vụ tốt cho hoạt động CSKH.
- Luồng chiến dịch chăm sóc hàng trăm khách hàng chỉ với một vài thao tác: Với khả năng thiết lập chiến dịch gửi tin theo Điều kiện thuộc tính khách hàng, Hành vi khách hàng, Thời gian chờ và Hành động nối tiếp, GAPONE có thể chăm sóc số lượng lớn khách hàng của doanh nghiệp chỉ trong vài phút.
- Tối ưu hiệu quả thông điệp CSKH gửi đi: Thông qua luồng tự động, các thông điệp CSKH cá nhân hóa sẽ đến đúng nhóm đối tượng mục tiêu, với đúng nội dung và tại đúng thời điểm, đảm bảo gây ấn tượng mạnh với khách hàng.
Liên hệ ngay với các chuyên gia của GAPONE tại đây để được tư vấn chi tiết về chiến lược tiếp thị & CSKH dựa trên thực trạng của doanh nghiệp bạn.