Blog

Tính Năng Đặt Bàn Của Zalo Mini App Ứng Dụng Cho Ngành F&B

Tính năng đặt bàn của Zalo Mini App

Sự phát triển của công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp Việt cần thật nhanh nhạy và có những “cú chuyển mình” linh hoạt nếu không muốn bị coi là lạc hậu và bỏ lại phía sau, đặc biệt là với nhóm ngành F&B. Đây chính là nhóm ngành có mật độ giao tiếp và tương tác với khách hàng nằm trong mức cao nhất cũng như bị ảnh hưởng rất lớn bởi chuyển đổi số. Chính vì lý do này việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào hoạt động kinh doanh là không thể thiếu. Hãy cùng GAPONE tìm hiểu về tính năng đặt bàn của Zalo Mini App ứng dụng cho ngành F&B – Một trong những tính năng không thể thiếu khi nhắc đến chuyển đổi số ngành F&B ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

Tính năng đặt bàn của Zalo Mini App trong ngành F&B là gì?

Tính năng đặt bàn của Zalo Mini App

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các nhà hàng, quán đồ ăn ngày càng cần chú trọng vào những tính năng số hóa, trong đó cơ bản nhất là tính năng đặt bàn, bất kể là đơn vị kinh doanh lớn hay nhỏ. 

Thông thường, để đem đến tính năng đặt bàn cho khách hàng, các doanh nghiệp F&B có thể lựa chọn giữa một trong số các phương pháp như yêu cầu khách hàng gọi điện/ nhắn tin mỗi khi đặt bàn, sử dụng dịch vụ trả tiền theo kỳ của những phần mềm hỗ trợ bán hàng và quản lý kinh doanh hoặc thiết kế một ứng dụng di động đòi hỏi khách hàng phải tải về để sử dụng. Tuy nhiên, những phương pháp trên đều tồn tại những điểm hạn chế nhất định, khiến cho nhiều doanh nghiệp F&B, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cảm thấy lấn cấn trong quá trình chuyển đổi số. Những lý do phổ biến nhất có thể là do phương pháp quá thủ công, khó quản lý, khách hàng không cảm thấy thoải mái với phương pháp đó hoặc chi phí đầu tư quá cao.

Lúc này, lựa chọn tốt nhất chính là thiết lập tính năng đặt bàn của Zalo Mini App đối với ngành F&B. Đây chính là một giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều công sức so với các phương pháp thủ công. Đồng thời tối ưu trải nghiệm khách hàng với mức chi phí hợp lý hơn rất nhiều so với Native App. Điều này là bởi Zalo Mini App là một phần mềm con chạy trên “ứng dụng mẹ” Zalo. Chính vì vậy, mức chi phí và thời gian thiết lập sẽ giảm xuống từ 3 đến 10 lần. 

Không chỉ vậy, Zalo có thể giúp doanh nghiệp tổ chức các tác vụ “All-in-One” thuận lợi và dễ dàng quản lý. Thông thường, khách hàng sẽ phải đặt bàn qua điện thoại, đến tận nơi để gọi món, tích điểm thông qua thẻ thành viên vật lý và đánh giá trải nghiệm qua Zalo. Tuy nhiên, với Mini App, khách hàng có thể làm tất cả mọi thứ chỉ trên một nền tảng duy nhất. 

> Xem thêm: “Bí kíp” Bứt phá ngành FnB với kịch bản Zalo Mini App được thiết kế riêng

Những lợi ích đến từ tính năng đặt bàn của Zalo Mini App

Khi bàn đến lợi ích mà tính năng đặt bàn của Zalo Mini App đem lại, doanh nghiệp cần bàn đến hai loại lợi ích, một là lợi ích đến từ việc ứng dụng Zalo Mini App và hai là lợi ích đến từ tính năng đặt bàn. 

Vậy, tại sao Zalo Mini App lại là sự lựa chọn chiếm ưu thế lớn hơn?

Đầu tiên, Zalo Mini App là một nền tảng công nghệ, và đó là lý do nền tảng này có thể giải quyết được bài toán về khả năng tự động hóa, quản trị dữ liệu và ghi chú của các doanh nghiệp. Thông thường, theo các phương pháp thủ công như đặt bàn thông qua nhắn tin cho Fanpage hay gọi điện trực tiếp, doanh nghiệp sẽ phải tự ghi lại và trình bày dữ liệu thủ công, phổ biến nhất là trên Excel. Điều này vừa gây mất thời gian, tốn chi phí nhân sự mà lại dễ xảy ra các nhầm lẫn, sai xót gây mất điểm trong mắt khách hàng. 

Trong khi đó, Zalo Mini App sẽ tự động ghi lại những thông tin đặt bàn của khách hàng mà không cần đến yếu tố con người. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp kết nối Zalo Mini App với một nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng, ví dụ như Growth Zalo Solution – Bộ giải pháp tối ưu tăng trưởng kinh doanh cho Zalo, toàn bộ dữ liệu sẽ được lưu lại lại và sắp xếp thông minh. Điều này không chỉ đem lại lợi ích ngắn hạn mà còn là tư liệu để vẽ chân dung khách hàng và phát triển chiến lược kinh doanh trong dài hạn. 

Bên cạnh đó, khi so sánh với Native App, rõ ràng Zalo Mini App có mức chi phí dễ chịu và phù hợp hơn với các doanh nghiệp F&B vừa và nhỏ. Trong khi, về mặt cơ bản, các tính năng mà Mini App đem lại không thua kém gì Native App. Đặc biệt, với nền tảng này, khách hàng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng tính năng đặt bàn của Zalo Mini App ngay lập tức mà không cần phải tải về, đăng nhập hay lo lắng về dung lượng bộ nhớ thiết bị. Tính về lâu về dài, việc sử dụng Zalo Mini App cũng sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với các phần mềm bán hàng trả phí định kỳ. Không chỉ vậy, khi thiết lập Zalo Mini App nói riêng và bộ giải pháp Growth Zalo Solution nói chung, tất cả đều là của riêng doanh nghiệp, nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp thay vì chịu sự gò bó của bên thứ 3.

Cuối cùng, trong cuộc đua chuyển đổi số, chỉ sử dụng tính năng đặt bàn của Zalo Mini App cho ngành F&B thôi là chưa đủ. Để tính đường dài, các nhà hàng, quán cà phê,… chắc chắn cần bổ sung thêm nhiều tính năng nữa. Trong khi các giải pháp trên đều chỉ giải quyết được một vấn đề duy nhất là đặt bàn, Native App có thể làm nhiều hơn thì lại quá đắt đỏ, Zalo Mini App sẽ chính là lựa chọn hoàn hảo, cho phép doanh nghiệp phát triển thêm nhiều tính năng khác để phục vụ khách hàng trong cuộc đua số hóa. Doanh nghiệp có thể tham khảo các tính năng khác cần thiết trong ngành F&B tại đây

Tính năng đặt bàn có thể đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp F&B?

Mục đích chính mà tính năng đặt bàn hướng tới đó chính là sự hài lòng của khách hàng. Việc cho phép khách hàng đặt chỗ trước, thậm chí là biết xem quán ăn, nhà hàng có đông khách hay không, còn bao nhiêu chỗ trống sẽ giúp khách hàng chủ động hơn trong kế hoạch của mình. Đặc biệt là trong các ngày cuối tuần, ngày lễ tết, những ngày được cho là cao điểm của dịch vụ F&B. 

Bên cạnh đó, dịch vụ này sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị và cung ứng các dịch vụ của mình tốt hơn. Việc triển khai tính năng đặt bàn của Zalo Mini App giúp doanh nghiệp nắm chắc khách hàng muốn đặt bàn lúc mấy giờ, số lượng khách hàng là bao nhiêu, họ có nhu cầu sử dụng các món ăn, đồ uống gì và họ đặt bàn ở cơ sở nào. Chính vì vậy, tính năng đặt bàn của Zalo Mini App còn quan trọng hơn nữa đối với những doanh nghiệp có nhiều cơ sở. 

Ví dụ thực tiễn, trong trường hợp khách hàng không thể đặt lịch, đặt bàn, họ sẽ phải di chuyển một quãng đường rất xa để nhận được câu nói đã hết bàn. Điều này vô tình tạo trải nghiệm tệ và đem lại cho khách hàng tâm lý xấu về thương hiệu. Mặc dù đây không phải là lỗi của những nhà hàng hay quán cà phê. Bên cạnh đó, việc biết trước khách nào đến mấy giờ, đến bao nhiêu người sẽ giúp nhà hàng chuẩn bị bàn phù hợp hơn và dự đoán trước thời gian khách ra về để nhận lượt khách mới, trực tiếp tác động đến doanh thu doanh nghiệp. 

Không có tính năng đặt bàn sẽ gây bất tiện cho khách hàng
Trải nghiệm khách hàng thiếu trọn vẹn khi không có tính năng đặt bàn của Zalo Mini App.

> Xem thêm: Sức mạnh mà tính năng đặt bàn của Zalo Mini App đem lại cho ngành dịch vụ làm đẹp

Các tính năng quan trọng khác trong ngành F&B

Bên cạnh tính năng đặt bàn của Zalo Mini App, doanh nghiệp có thể thiết lập thêm nhiều tính năng khác để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Dưới đây là một số tính năng mà các thương hiệu ngành F&B có thể tham khảo để triển khai thêm trong Zalo Mini App của mình:

  • Tính năng Ecommerce: Đây là tính năng cho phép doanh nghiệp đăng bán các món ăn/ đồ uống của mình. Đối với các thương hiệu F&B có bán hàng Online, đây là tính năng không thể thiếu. 
  • Nhóm tính năng Loyalty: Nhóm tính năng này bao gồm các tính năng nhỏ như tích điểm, cho phép khách hàng áp voucher mỗi lần ăn uống, nâng cấp các hạng thẻ,… F&B là ngành hàng mà khả năng khách hàng có tần suất sử dụng liên tục và tỷ lệ khách hàng quay lại rất cao, chính vì vậy, các doanh nghiệp hãy tận dụng đặc điểm này. 
  • Tính năng thông báo đẩy: Dù có nhu cầu liên tục, tuy nhiên F&B đồng thời cũng là ngành có rất nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Chính vì vậy, để đảm bảo duy trì tương tác và tránh bị nhét vào “danh sách lãng quên” doanh nghiệp nên bổ sung tính năng này trong tương lai. 
  • Tính năng khảo sát, phản hồi trực tiếp: Hãy đưa cho khách hàng cơ hội được nói lên ý kiến, đánh giá của mình sau mỗi lần trải nghiệm dịch vụ tại thương hiệu. 

Phương pháp giúp tăng lượt đặt bàn cho doanh nghiệp F&B

Làm sao để tăng lượt đặt bàn chính là câu hỏi của nhiều doanh nghiệp F&B? Việc lượt đặt bàn tăng lên đồng nghĩa với doanh thu của doanh nghiệp tăng lên. Bên cạnh đó, khi chỉ số này tăng lên khẳng định cho sự đầu tư cho tính năng đặt bàn của Zalo Mini App là hoàn toàn đúng đắn. 

Để lượt đặt bàn tăng lên, doanh nghiệp cần đảm bảo 2 yếu tố. Đầu tiên chính là để cho khách hàng biết đến tính năng này của doanh nghiệp. Và thứ hai chính là tạo cho khách hàng hứng thú sử dụng tính năng này.

Có rất nhiều cách để đạt được hai mục tiêu này và trong đó, hiệu quả nhất chính là sử dụng chính các công cụ của Zalo. Trong đó, Zalo OA với vai trò như một fanpage chính là kênh tốt nhất để giới thiệu và truyền thông liên tục cho khách hàng về Zalo Mini App nói chung và tính năng đặt bàn nói riêng. Zalo OA cũng chính là nền tảng cơ bản để doanh nghiệp có thể tiếp tục tương tác và gửi các tin nhắn Zalo chăm sóc khách hàng. 

Ngoài ra, để tạo hứng thú tiêu dùng cho khách hàng, việc cung cấp cho khách hàng mã Voucher hoặc các thông báo khuyến mãi là không thể thiếu. Lúc này, thay vì chỉ gửi những tin nhắn khô khan, dễ bị bỏ qua, doanh nghiệp có thể thỉnh thoảng ứng dụng Gamification Marketing để chuyển đổi từ phần thưởng “hiển nhiên” sang phần thưởng “may mắn”, kích thích nhu cầu ăn uống và khả năng đặt bàn của khách hàng. 

Cuối cùng, hãy đảm bảo việc tăng lượt đặt bàn nói riêng và tiếp thị tăng doanh thu nói chung của doanh nghiệp đều được thực hiện có chiến lược với hành trình khách hàng, kịch bản và các luồng gửi tin chi tiết được thiết kế riêng cho tệp khách hàng và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này là bởi, nếu chỉ ứng dụng các công cụ một cách máy móc, việc khả năng cạnh tranh và tiềm năng phát triển bị chững lại và không đạt được mục tiêu đã kỳ vọng là điều không tránh khỏi. Bởi lẽ, có hàng ngàn đối thủ cũng tham gia cuộc chạy đua số hóa. 

Growth Zalo Solution là bộ giải pháp trọn gói bao gồm Zalo Mini App, Zalo OA, tin nhắn Zalo, các Campaign Zalo (Điển hình là Zalo Gamification Marketing) và trang quản trị GAPONE cho phép doanh nghiệp kết hợp và tối ưu hóa sức mạnh của nền tảng Zalo thông qua quản trị dữ liệu. Với mong muốn đem lại giá trị thực tế cho các doanh nghiệp F&B, Growth Zalo Solution được tích hợp cùng bộ kịch bản ngành và luồng gửi tin nhắn CSKH được thiết kế dành riêng cho từng doanh nghiệp đăng ký dịch vụ. 

Growth Zalo Solution

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tính năng đặt bàn của Zalo Mini App. Liên hệ ngay với GAPONE để được tư vấn về chi tiết và định hướng triển khai tính Zalo Mini App cũng như bộ giải pháp Growth Zalo Solution. 

Leave a Reply

%d bloggers like this: