Blog

“Đọ sức” marketing truyền thông mạng xã hội giữa các kênh Social Media với Zalo

do-suc-kenh-truyen-thong-mang-xa-hoi

Sau đại dịch, các nền tảng mạng xã hội trở nên gần gũi hơn với người dùng Việt Nam. Bên cạnh việc chia sẻ thông tin, trò chuyện cùng người thân bạn bè thì các ứng dụng còn là thị trường kinh doanh cực kỳ náo nhiệt. Tận dụng lợi thế về thị trường trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. 

Zalo, một mạng xã hội Việt được yêu thích liệu có “so bì” được với các ứng dụng được sử dụng trên toàn thế giới? Và liệu trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, Zalo có phải là mạng xã hội tốt nhất? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây. 

TOP 5 những nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam

Theo dự báo của Statista, năm 2023 số lượng người dùng sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 52,8 triệu người. Thế nhưng số liệu thực tế đã vượt qua con số này, cụ thể thì tổng dân số tại Việt Nam hiện khoảng 98,51 triệu người (cuối năm 2021), trong đó, có 78,1%~ 76,93 triệu người đang sử dụng mạng xã hội. 

3[ipDo-suc-manh-truyen-thong-cua-cac-nen-tang-mang-xa-hoi-voi-Zalo-01

 Do-suc-manh-truyen-thong-cua-cac-nen-tang-mang-xa-hoi-voi-Zalo-02

Theo một cuộc khảo sát giữa những người dùng mạng xã hội trong độ tuổi từ 16 đến 64 tuổi năm 2021, hơn 90% đánh giá Facebook là nền tảng social được yêu thích nhất, theo sau đó là Zalo – ứng dụng trò chuyện “thuần Việt” phổ biến nhất. Bên cạnh 2 nền tảng này thì Youtube, Instagram và TikTok cũng là những nền tảng nằm trong danh mục được người Việt ưa thích sử dụng. 

Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích tài nguyên của mỗi nền tảng trên phương diện là môi trường lý tưởng cho các doanh nghiệp thực hiện chiến lược tiếp thị, tái tiếp thị và CSKH của mình. 

Phân tích “nguồn lực” các nền tảng mạng xã hội 

2.1. Facebook 

Facebook là nền tảng marketing truyền thông mạng xã hội “ngoại quốc” được ưa chuộng tại Việt Nam. Đây không chỉ là nơi mà người dùng có thể chia sẻ thông tin với bạn bè và cộng đồng, Facebook còn được sử dụng cho mục đích thương mại điện tử. Với số lượng người dùng khổng lồ, nhiều doanh nghiệp coi Facebook là nền tảng mạng xã hội tiềm năng để “khai thác” đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Do-suc-manh-truyen-thong-cua-cac-nen-tang-mang-xa-hoi-voi-Zalo-03

Ưu điểm lớn nhất của Facebook có lẽ là tạo được thói quen sử dụng cho người dùng, vì thế việc truyền tải thông tin cũng như tương tác với khách hàng không quá khó khăn. Đặc biệt, sau đại dịch, mọi người mua sắm trên Facebook nhiều hơn, một phần Facebook là nền tảng gần gũi nhất và phần còn lại là vì tỷ trọng người sử dụng trên một ngày cũng rất lớn, khá thuận lợi cho việc tiếp cận với đối tượng mục tiêu.

Các hoạt động quảng cáo của Facebook cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng để thu thập dữ liệu khách hàng. Tuy nhiên, gần đây các chiến dịch quảng cáo nhận được nhiều phản hồi rằng không ổn định, do sự thay đổi chính sách của Meta. Đây không phải lần đầu các marketer phải đau đầu với những sự thay đổi của Facebook, đặc biệt là những lần thay đổi thuật toán “oái oăm” khiến doanh nghiệp tiêu tốn tiền bạc mà không thu lại kết quả như mong đợi. 

2.2. Youtube 

Youtube được biết đến là mạng xã hội chia sẻ clip lớn nhất thế giới và đương nhiên để tăng nhận diện thương hiệu cá nhân, các doanh nghiệp cũng sẽ không bỏ qua kênh tiếp thị này. Các sản phẩm có thể tiếp thị được trên kênh này là vô hạn, nhưng để có thể đưa khách hàng vào phễu chuyển đổi phụ thuộc phần lớn vào cách làm nội dung của thương hiệu đó. 

Chạy quảng cáo video cũng là một cách để doanh nghiệp thu về cho mình các lead chất lượng. Tuy nhiên để thực hiện các video uy tín cần nhiều thời gian và công sức hơn, so với các chiến dịch trên nền tảng Facebook, Instagram hay Zalo.  

Để điều hướng khách hàng ghé thăm website bán hàng của mình, các marketer thường đặt link sản phẩm/website vào phần mô tả video. Nội dung trong video sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc người xem có muốn tiếp tục hành trình khách hàng của mình hay không. 

2.3. Instagram

Là kho tàng thẩm mỹ, sáng tạo, các sản phẩm có liên quan đến nghệ thuật thường sẽ rất được ưa chuộng trên nền tảng này. Giống với Facebook, cùng nhà với Meta, việc sử dụng Instagram không khó, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy những gì mình muốn và tương tác với thương hiệu chỉ trong vài giây. 

Nhược điểm của nền tảng này chính là chất lượng video khi đăng tải. Định dạng bài viết trên Instagram phù hợp hơn nếu là ảnh, định dạng video khi đăng tải còn mờ và không đem lại chuyển đổi tốt.

Quan trọng hơn cả là khi chạy quảng cáo trên Instagram, giống như Facebook, chỉ có thể tương tác 1 – 1 với khách hàng mà không thể nắm bắt được đặc điểm chung của một bộ phận/ nhóm khách hàng để có thể tương tác đồng loạt một cách cá nhân hóa, giúp giảm bớt các áp lực về nhân sự và thời gian triển khai tương tác, chăm sóc khách hàng. 

Do-suc-manh-truyen-thong-cua-cac-nen-tang-mang-xa-hoi-voi-Zalo-04

Ngoài ra, Instagram được đánh giá chỉ phù hợp với một số ngành hàng nhất định chứ không có khả năng tiếp thị hiệu quả cho đa dạng các ngành hàng như Facebook. Thế nhưng, Instagram biết điểm mạnh của mình ở đâu, dù không có thế mạnh về sự đa dạng, nhưng nền tảng này lại mang lại tỷ lệ chuyển đổi tuyệt vời dành cho các doanh nghiệp thuộc ngành thời trang hay kinh doanh nhà hàng/ thực phẩm. 

2.4. TikTok 

Nền tảng Tiktok đang “làm mưa làm gió” thời gian gần đây trên thị trường truyền thông mạng xã hội. Các video xu hướng trở thành “làn sóng” trong cộng đồng người dùng mạng xã hội. 

Ưu điểm lớn nhất trên nền tảng này là có thể tiếp thị nhiều mặt hàng, đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Các nhà sáng tạo nội dung có thể thỏa sức sáng tạo nội dung mình muốn, trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến sản phẩm theo cách cuốn hút nhất. Chưa kể số lượng KOLs, KOCs, Influencers bùng nổ trên nền tảng này giúp doanh nghiệp có thêm “phương tiện” tiếp thị, tăng hiệu quả chiến dịch của thương hiệu. 

Gần đây, TikTok phát triển thêm tính năng TikTok shop, cho phép người dùng mua sắm sản phẩm ngay trong tài khoản cá nhân của người bán. Một cách thức tuyệt vời để đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. 

Do-suc-manh-truyen-thong-cua-cac-nen-tang-mang-xa-hoi-voi-Zalo-05

Tuy nhiên, TikTok hoạt động nhiều hơn dưới vai trò là nền tảng giải trí, vẫn chưa tạo được cho người dùng thói quen và hành vi mua sắm ngay tại đây. Hơn nữa, các bài toán về quản trị dữ liệu, nhắn tin CSKH, thu thập thông tin và ứng dụng đa kênh được đặt ra và TikTok vẫn còn quá mới mẻ để giải quyết được bài toán đa kênh toàn diện cho doanh nghiệp. 

2.5. Zalo 

Zalo sau khi xoay mình từ một nền tảng OTT, định vị trở thành hệ sinh thái của các doanh nghiệp, giờ đây đã lớn mạnh và trở thành TOP 2 nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất Việt Nam. Không chỉ tập trung vào làm ứng dụng nghe gọi miễn phí nữa, cả một hệ sinh thái về Zalo được thiết lập: Chiến dịch quảng cáo, thế mạnh về người dùng và trò chuyện cùng người mua, các tính năng gửi tin thông phục vụ cho hoạt động CSKH khách hàng trên Zalo của doanh nghiệp, tăng độ nhận diện thương hiệu thay cho các kênh bán bị phụ thuộc vào các bên thứ 3, … Có quá nhiều điều mà Zalo có thể làm để củng cố sức mạnh truyền thông và marketing của thương hiệu trong các lĩnh vực. 

Chi tiết hơn bạn có thể tìm hiểu thêm về Zalo trong Ebook – Zalo ứng dụng tăng trưởng hot nhất năm 2022 và các kịch bản tăng trưởng qua Zalo mà bạn cần biết mới được phát hành. 

Để đọc Ebook, click vào banner để tìm hiểu thêm:

các kịch bản gửi tin qua Zalo

Tiềm lực marketing truyền thông mạng xã hội Zalo và sự hỗ trợ từ GAPONE – Omnichannel Marketing Automation Platform

Zalo với tiềm lực mạnh mẽ trở thành nền tảng “mục tiêu” để các doanh nghiệp đào sâu nghiên cứu và thu thập khách hàng tiềm năng của mình. 

Kết hợp cùng GAPONE – nền tảng Omnichannel Marketing Automation, việc thu thập dữ liệu thông tin trên kênh này lại càng đơn giản hơn, khi có thể mapping data thu thập được trên toàn bộ hành trình khách hàng và tạo nên bộ hồ sơ khách hàng chi tiết nhất.

GAPONE giúp doanh nghiệp gửi tin nhắn Marketing, Branding, CSKH theo luồng hoàn toàn tự động, gửi tin nhắn cá nhân hóa và đồng loạt đến một hoặc nhiều nhóm đối tượng mục tiêu, tăng hiệu quả chiến lược gửi tin của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, GAPONE còn giúp theo dõi chỉ số các chiến dịch, số lượng khách hàng tương tác, tỷ lệ chuyển đổi số và vô vàn các chỉ số khác giúp các nhà tiếp thị xây dựng được chiến lược Marketing và CSKH tốt hơn, hiệu quả hơn. 

Nếu bạn muốn biết thêm về nền tảng của chúng tôi, truy cập ngay vào website gapone.vn để biết thêm chi tiết, hoặc click vào banner dưới đây và để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn. 

Leave a Reply

Discover more from GapOne

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading