Blog

Khủng Hoảng COVID-19 – Doanh Nghiệp TMĐT Cần Làm Gì Khi Không Kinh Doanh Hàng Thiết Yếu

Ảnh hưởng cuả đại dịch COVID – 19 làm nền kinh tế thế giới và Việt Nam phải lao đao, đặc biệt là ngành bán lẻ. Dưới những biện pháp ngăn chặn đại dịch phát tán, nhiều ngành hàng mất đi nguồn doanh thu đang ổn định, đặc biệt là đối với những ngành hàng không thiết yếu.  Sự biến động trên thị trường và nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi, khiến doanh nghiệp mất phương hướng và không tìm ra giải pháp để ổn định lại công việc kinh doanh của mình.

Vậy doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng không thiết yếu nên làm gì trong thời điểm dịch bệnh, để có thể giữ cho doanh thu của mình không bị thâm hụt nặng nề? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích biến động thị trường kinh doanh tại Việt Nam và một ví dụ điển hình của doanh nghiệp kinh doanh hàng không thiết yếu trên thế giới, từ đó bạn có thể chọn lọc và tìm ra hướng giải quyết riêng cho doanh nghiệp của mình.

Đại dịch đã ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?

Việt Nam được đánh giá cao là quốc gia kiểm soát đại dịch tốt và vận hành kinh tế sớm, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những hậu quả nặng nề. Trong đó, ngành bán lẻ là ngành bị tổn thất nặng nề nhất, theo sau du lịch, dịch vụ, nhập khẩu.

Với các chính sách giãn cách xã hội, hầu hết các hoạt động kinh doanh của ngành bán lẻ đều bị gián đoạn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tùy từng mặt hàng mà mức tăng trưởng cũng có sự chênh lệch khác nhau. Cụ thể là các sản phẩm được xem là hàng thiết yếu thì tăng trưởng vượt bậc, các mặt hàng như thuốc men, nước lọc, giấy vệ sinh, mỳ tôm, gạo, thực phẩm dinh dưỡng tăng mạnh phục vụ “cơn khát” tiêu dùng của người dân. Hơn nữa, trong thời gian dịch bệnh cũng chứng kiến sự thay đổi về chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, khi chuyển hoàn toàn hay một phần hoạt động từ offline sang online.

Xu hướng mua sắm online

Với người tiêu dùng

Sau khủng hoảng đại dịch, thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi rõ rệt. Hình thức mua sắm truyền thống tại cửa hàng giảm mạnh, thay vào đó tỷ lệ mua sắm online tăng đột biến. Chính sách hạn chế tập trung, người tiêu dùng bị hạn chế ra ngoài đặc biệt là những nơi dễ tập trung đông người, bản thân người tiêu dùng cũng lo sợ về khả năng lây lan dịch bệnh nên thay vì ra ngoài, họ chọn hình thức mua sắm trực tuyến để bảo vệ sức khỏe.

Với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, việc lựa chọn kênh bán online lại là thách thức khi phải bắt đầu nghiên cứu xem đâu là kênh bán tiềm năng. Cùng với đó là những vấn đề về chi phí đầu tư công nghệ, hỗ trợ bán hàng, quản lý khách hàng và quản lý chuỗi bán.

Hành vi mua sắm

Với doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của Nielsen về “Ảnh hưởng của Covid 19 đến hành vi tiêu dùng của người Việt” vào tháng 03/2020 cho thấy 50% người tiêu dùng giảm tỉ lệ mua sắm thường xuyên tại các hàng bán lẻ, 52% người dân gia tăng việc mua sắm và dự trữ hàng hóa trong thời gian dịch bệnh, hơn 82% người giảm các hoạt động ăn uống bên ngoài.

Một báo cáo khác của Palexy chỉ ra nhiều doanh nghiệp trong ngành bán lẻ đã phải đóng cửa một số chi nhánh, cắt giảm nhân sự tối đa và nhiều doanh nghiệp phá sản. Một số khác cập nhật công nghệ vào công việc kinh doanh nhanh chóng nên đã lựa chọn đầu tư cho các kênh trực tuyến để đảm bảo tương tác liên tục với khách hàng thay vì ngồi chờ “chết”.

Với người tiêu dùng

Quay lại với người tiêu dùng, họ nhận ra rằng việc bảo vệ sức khỏe gia đình từ sớm là vô cùng quan trọng. Vậy nên, các sản phẩm về sức khỏe cũng nằm trong danh sách được mua nhiều. Dự đoán là thói quen này sẽ còn kéo dài do hình thành “nỗi lo đại dịch” và “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Doanh nghiệp kinh doanh hàng không thiết yếu nên tận dụng insight này để thiết lập định hướng kinh doanh mới cho doanh nghiệp của mình.

Tận dụng như thế nào thì chúng tôi sẽ đề cập kỹ hơn trong phần 2.

Làm thế nào để tái hóa nhập cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm không thiết yếu?

Bài học từ thực tế

Kinh doanh hàng không thiết yếu trong mùa dịch quả thật là một công việc khó khăn, nhưng không phải là không thể. Nhiều doanh nghiệp đã “vượt cạn” đi lên trở thành những doanh nghiệp có thể “tái hòa nhập” trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn, cứu lấy doanh thu tưởng chừng sẽ rớt giảm thảm hại.

Chúng ta sẽ đến với một trường hợp cụ thể. Bumblebee linens – cửa hàng chuyên bán phụ kiện khăn tay, khăn trải bản cho dịp lễ, cưới, … là một doanh nghiệp kinh doanh hàng không thiết yếu. Vào tháng 03/2020, Mỹ là một trong những quốc gia chịu tổn hại lớn nhất từ đại dịch và Bumblebee linens không thể tránh được khủng hoảng kinh tế này.

DN kinh doanh hàng không thiết yếu

Vì đại dịch diễn biến phức tạp nên không ai tổ chức đám cưới hay tiệc tùng thậm chí cả các nguồn doanh thu bên ngoài từ việc bán khăn tay cho các khách sạn, khu du lịch cũng thiệt hại cực lớn. Tóm lại, Bumblebee linens bị ảnh hưởng về mọi mặt. Cho đến ngày 22/03 doanh thu đã chạm đáy và chủ cửa hàng, anh Steve Chou, bắt đầu hoảng sợ.

Tư duy “vượt cạn”

Họ hiểu rằng trong thời điểm dịch bệnh, công ty nào cũng sẽ gặp thiệt hại. Thế nhưng sau khi nghiên cứu, Bumblebee nhận ra 62% người tiêu dùng Mỹ vẫn chi tiêu với số tiền như bình thường khi chưa có đại dịch. Nhờ đó mà cửa hàng nhận ra rằng họ vẫn có thể bứt phá kinh doanh bất chấp đại dịch.

Theo đó, Steve và vợ đã nghĩ ra cách để “biến hóa” những sản phẩm họ đang kinh doanh thành những sản phẩm đang có nhu cầu cao. Cũng giống với insight mua sắm của người Việt mà chúng tôi đã đề cập bên trên, người tiêu dùng quan tâm đến các sản phẩm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe hơn. Người tiêu dùng tại Mỹ cũng vậy, sẽ vẫn có những sản phẩm khiến người tiêu dùng đặc biệt quan tâm và trở thành “thiết yếu” trong đời sống sinh hoạt giữa mùa dịch của họ.

Và đây là cách mà Bumblebee linens đã đương đầu với thử thách

Các cách “tái hòa nhập” cho những cửa hàng kinh doanh hàng không thiết yếu

Biến hóa sản phẩm của bạn thành mặt hàng thiết yêu mới

Như đã nói, trong thời kỳ khủng hoảng không ai tổ chức cưới hỏi cả, vậy nên Steve đã đưa ra chiến lược cực ấn tượng.

Họ thấy rằng, khăn tay xét cho cùng cũng chỉ là một mảnh vải vậy nên họ có thể biến hóa nó thành bất cứ thứ gì. Vì thế vào ngày 04/04/2020 họ đã đăng tải bài viết hướng dẫn để biến một chiếc khăn tay thành khẩu trang mà không cần phải dùng đến kĩ năng khâu vá.

cách tái hòa nhập cho doanh nghiệp kinh doanh hàng không thiết yếu trong đại dịch

Thêm vào đó, để thúc đẩy mua sắm mùa dịch, họ cho ra chương trình khuyến mãi vô thời hạn “Tặng 01 khăn tay miễn phí với bất kỳ giao dịch phát sinh nào liên quan đến hạng mục làm khẩu trang này”. Chương trình trở thành cú nổ lớn và chương trình này được họ gửi tới tất cả khách hàng trên các kênh tiếp thị bao gồm Email, Facebook Messenger và Thông báo đẩy. Nhờ vào chương trình này mà họ có thể tạo ra doanh số mỗi ngày đồng thời cũng kiếm được không ít liên hệ tiềm năng trong tương lai.

Điều này tạo nên một ấn tượng tốt đẹp với cộng đồng, vì thế mà thậm chí dịch bệnh đã được ổn định thì doanh thu của Bumblebee linens vẫn tăng mặc dù giờ đây khách hàng mua khăn tay của họ để dùng cho mục đích khác chứ không phải làm khẩu trang.

Thiết kế dòng sản phẩm hoàn toàn mới

 Thành công gây chú ý với người tiêu dùng qua khẩu trang làm từ khăn tay, có rất nhiều khách hàng liên hệ Bumblebee linens để mua khẩu trang được may sẵn. Đây là một cơ hội tốt, vì thế họ đã ngay lập tức liên hệ với bên sản xuất để hỏi xem có thể may sẵn khẩu trang từ nguyên liệu sẵn có hay không? Đến giữa tháng 5 thì khẩu trang thương hiệu Bumblebee Linens ra đời.

cách tái hòa nhập cho doanh nghiệp kinh doanh hàng không thiết yếu trong đại dịch 01

Lô hàng đầu tiên đã bán hết trong vòng chỉ 1 giờ đồng hồ. Vì rất được ưa chuộng nên Steve và vợ đã quyết định duy trì dòng sản phẩm này thậm chí sau cả đợt khủng hoảng.

Nghiên cứu xem người tiêu dùng đang cần gì

Tiếp nối thành công, họ vẫn không nghỉ ngơi, thay vào đó họ tiếp tục tìm kiếm một hướng đi mới. Khách hàng không chỉ dừng lại ở các sự kiện, đám cưới nữa thay vào đó là những người đang phải cách ly. Dòng sản phẩm quà tặng ngày cách ly ra đời và một lần nữa tạo ra tiếng vang lớn.

Trên khăn tay, họ thêu nên những câu chuyện cười thời COVID-19 hoặc những câu nói truyền năng lượng tích cực đến mọi người. Có những vị khách đặt hàng ngàn khăn tay thêu dòng chữ “Quarantini Cocktail” để tặng cho bạn bè.

cách tái hòa nhập cho doanh nghiệp kinh doanh hàng không thiết yếu trong đại dịch 02

Thay vì biến sản phẩm của mình thành sản phẩm khác như cách 1 và 2, họ vẫn bán sản phẩm thuần túy của chính mình chỉ là hướng đến đối tượng khách hàng khác với nhu cầu khác.

Nuôi dưỡng khách hàng hiện tại

Dù không nhắc tới đối tượng khách hàng đám cưới nhưng họ cũng không dừng chăm sóc những khách hàng này.

Tại Mỹ, các đám cưới khi đặt khăn tay thường sẽ có thêu tên cô dâu, chú rể kèm theo ngày cưới như là một vật phẩm kỷ niệm sự kiện quan trọng. Tuy nhiên vì ảnh hưởng của đại dịch, các đám cưới bị hủy bỏ và những khăn tay được đặt trước này đều không dùng được vì không đúng ngày.

cách tái hòa nhập cho doanh nghiệp kinh doanh hàng không thiết yếu trong đại dịch 03

Hiểu được tình trạng này, họ đã liên hệ và đề nghị cho khách hàng dịch vụ làm lại khăn tay với mức chiết khấu 30%. Nhờ đó mà khách hàng đã quay lại đặt hàng nhiều hơn với số lượng nhiều hơn.

Tận dụng tiếp thị đa kênh tự động để bứt phá doanh thu giữa tâm dịch

Qua ví dụ đầy cảm hứng trên bạn đã tìm được hướng đi mới cho doanh nghiệp của mình hay chưa? Steve Chou còn chia sẻ rằng nếu không biết tận dụng nền tảng Omni-channel marketing thì công việc kinh doanh của họ cũng không thể khởi sắc tới vậy.

Như đã thấy, các chương trình khuyến mãi của Bumblebee Linens đều được gửi qua email, SMS, thông báo đẩy hay Messenger. Qua các kênh này họ có thể liên tục tương tác với khách hàng, gửi cho họ những thông tin có giá trị và lôi kéo họ tìm đến thương hiệu để mua sắm. Chỉ cần bạn có chiến lược rõ ràng, nền tảng tự động sẽ hỗ trợ bạn truyền tải thông tin đó tới người tiêu dùng. Tiết kiệm thời gian chăm sóc khách giúp bạn dành thời gian để sáng tạo các chiến lược thu hút mới phù hợp với nhu cầu khách hàng trong mùa đại dịch.

Nhu cầu mua sắm online cao hơn cũng là lúc các nền tảng tiếp thị tự động phát huy tác dụng. Việc theo dõi hành vi và nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng trở nên đơn giản hơn. Không phải tự nhiên mà Bumblebee có những sáng kiến tuyệt vời như trên, tất cả đều dựa vào nghiên cứu và hành vi khách hàng.

Nền tảng tiếp thị đa kênh tự động hàng đầu tại Việt Nam

Vậy đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm không thiết yếu tại Việt Nam thì sao? Nền tảng tiếp thị đa kênh nào sẽ giúp họ vượt qua đại dịch? GAPONE là một trong những câu trả lời phù hợp nhất. Không chỉ giúp truyền tải thông điệp qua 7 kênh gửi tin khác nhau, GAPONE còn có thể tạo luồng gửi tự động đến phân nhóm khách hàng mà bạn mong muốn. Chỉ qua vài bước thiết lập, chiến dịch gửi tin của bạn sẽ được gửi tới đúng khách hàng vào đúng thời điểm thích hợp.

Hiệu quả mỗi chiến dịch được thể hiện qua bảng báo cáo tự động, giúp bạn theo dõi quá trình là kết quả mỗi lần gửi tin, truy vết vấn đề và chỉnh sửa chiến thuật để đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn.

Truy vết hành vi và nhu cầu của khách hàng cũng được thực hiện rất đơn giản với GAPONE, không chỉ giúp bạn xây dựng kế hoạch tiếp thị tuyệt vời mà nền tảng còn cho bạn biết đâu là sản phẩm được yêu thích, giúp cân bằng các sản phẩm có trong kho và đề xuất chiến lược bán hợp lý.

Khách hàng đăng ký GAPONE sẽ được sử dụng miễn phí 14 ngày, vậy nên hãy nhanh tay truy cập website gapone.vn để đăng ký hoặc vào Kho ứng dụng Haravan để tích hợp trực tiếp. Tự mình trải nghiệm các tính năng, rồi bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ!

Leave a Reply

%d bloggers like this: