Blog

8 “Lỗ Hổng” Marketing Doanh Nghiệp Thường Xuyên Mắc Phải

Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là tìm kiếm khách hàng mới. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các chiến dịch Marketing, doanh nghiệp thường hay mắc phải những “lỗi” gây ảnh hưởng đến quy trình làm tiếp thị và các mục tiêu tăng trưởng kinh doanh. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra những “lỗ hổng” marketing và chuyển đổi khách hàng mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải, từ đó, đề xuất mô hình phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Doanh nghiệp đang mua liên hệ thay vì thu thập khách hàng một cách tự nhiên 

Hiện tượng này xuất hiện khi ở nhiều doanh nghiệp, quảng cáo bị “bão hòa” vì chi phí đổ ra ngày càng nhiều, nhưng khách hàng thu lại “chẳng được bao nhiêu”. Lúc này, doanh nghiệp sẽ đi thu mua dữ liệu khách hàng như email, số điện thoại để có nguồn dữ liệu cho Sales chăm sóc. Tuy nhiên, việc này thường để lại nhiều hệ quả trong cả ngắn lẫn dài hạn như:

  • Gửi Email đến sai đối tượng: Họ không có nhu cầu và  sẽ đánh dấu mail của bạn là Spam. Việc này gây ảnh hưởng đến điểm uy tín email của doanh nghiệp, làm cho tỷ lệ tương tác với khách hàng giảm trầm trọng.
  • Gọi điện đến sai đối tượng: Khách hàng không có nhu cầu và cũng chưa được trải qua quá trình tìm hiểu về doanh nghiệp trước đó sẽ cảm thấy bị làm phiền, gây cái nhìn thiếu thiện chí với doanh nghiệp, tạo ra sự không chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Mục đích của nuôi dưỡng khách hàng là khơi gợi nhu cầu, mang đến giá trị để giải quyết các vấn đề của khách hàng. Nếu khách hàng của bạn không có nhu cầu thì doanh nghiệp không thể ép buộc. Vì thế, đừng tiêu tốn thời gian và tiền bạc cho phương thức này! 

Không sáng tạo nội dung phù hợp với từng giai đoạn của Hành trình khách hàng 

Không phải khách hàng nào ghé thăm website của bạn cũng có chung một nhu cầu, hay nói cách khác khách hàng sẽ luôn ở trên các giai đoạn khác nhau của hành trình mua sắm.

Ở mỗi giai đoạn của hành trình mua sắm, khách hàng thường sẽ “thích” tương tác với các nội dung khác nhau, chứ không phải một nội dung duy nhất gửi “spam” cho tất cả.  Điều mà các marketer chuyên nghiệp cần làm là cho khách hàng cơ hội hiểu về sản phẩm của bạn, cung cấp cho họ nội dung phù hợp với từng thời điểm mua hàng, trước khi đưa ra bất cứ đề xuất nào về việc rao bán sản phẩm của mình. 

Blog là công cụ thu thập dữ liệu tự nhiên tuyệt vời! Nhưng lại bị lãng quên 

Blog được khẳng định là một trong những chiến lược thu Lead tự nhiên hiệu quả nhất. Các marketers tập trung đẩy nội dung, SEO từ khóa lên top nhưng vẫn không tìm thấy khách hàng. Tại sao?

8-lo-hong-doanh-nghiep-thuong-xuyen-mac-phai-01

Vấn đề nằm ở chỗ, chiến lược nội dung của chúng ta đúng nhưng chưa đủ. Khúc mắc của khách hàng có thể xuất hiện khi họ đọc bài viết của bạn, và cách để họ có được câu trả lời chính là liên lạc với bạn. Nếu thêm CTA hay form vào đúng chỗ, số lượng khách hàng tương tác trên trang sẽ tăng đáng kể. 

Chiến lược chuyển đổi tốt cần một công cụ thực thi tuyệt vời 

Số lượng khách ghé thăm website, kênh social và các kênh bán khá nhiều, nhưng gặp khó khăn trong việc chuyển đổi họ thành người mua. Lý do đến từ nhiều nguyên nhân, một trong số đó là không biết sử dụng công cụ trigger đo lường. 

8-lo-hong-doanh-nghiep-thuong-xuyen-mac-phai-02

Nhiều nền tảng Marketing Automation hiện nay có thể “theo chân” khách hàng khi họ truy cập website. Nhờ đó mà bạn biết được vấn đề mà khách hàng đang quan tâm, sản phẩm họ đang tìm kiếm, để biết cách sáng tạo nội dung làm hài lòng nhu cầu của họ và cuối cùng là thành công biến họ thành người mua. 

>> Tìm kiếm nền tảng Marketing Automation “đọc vị” khách hàng tại

Bài viết On Top thôi là chưa đủ? Muốn giữ vị trí Top cần phải tối ưu 

Việc đưa website lên top đã khó rồi, để nó ngồi yên ở đầu bảng còn khó hơn. Nhiều marketer tập trung vào việc tạo ra các nội dung mới mà quên rằng những bài trên top có thể bị “đẩy lùi” bất cứ lúc nào. 

Cập nhật, tối ưu những trang top sẽ giúp website doanh nghiệp giữ phong độ trên cuộc đua leo TOP và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

 8-lo-hong-doanh-nghiep-thuong-xuyen-mac-phai-03

Đa kênh bán trên Social? Chiến lược hóa để tăng tỷ lệ chuyển đổi đi thôi

Đa kênh là xu hướng kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Nhưng đa kênh đồng nghĩa với vô vàn các vấn đề về thu thập dữ liệu, người quản lý, thời gian quản trị kênh, nhân sự vận hành các kênh, …. 

Chiến lược hóa mô hình kinh doanh đa kênh làm sao mới đem lại hiệu quả? Tìm kiếm câu trả lời của bạn tại đây: 

>> Link blog Omni-channel Marketing: Thế nào là Omni-channel Marketing?

Form đăng ký quá dài hoặc quá ngắn 

Form chuyển đổi là công cụ thu thập thông tin khách hàng. Qua các giai đoạn của quá trình nuôi dưỡng, khách hàng cảm thấy thuyết phục và đồng ý cho bạn thông tin liên hệ của họ.

Một thực tế cho thấy có tới 60% khách hàng vào đến form nhưng lại thoát. Lý do là do form đăng ký của bạn đòi hỏi quá nhiều thông tin và người dùng thì ngại phải cung cấp đầy đủ tất cả những thông tin đó. 

Ngược lại, số lượng thông tin bạn yêu cầu quá ngắn thì xảy ra hiện tượng tiếp cận không đủ sâu, bỏ lỡ khách hàng và không hiểu nhu cầu tổng quan của khách để có thể tiếp thị và chăm sóc cho phù hợp. 

Cân nhắc thật kỹ về số lượng thông tin mà bạn yêu cầu từ khách hàng để form chuyển đổi thu về số lượng liên hệ chất lượng nhất. 

> Tư vấn công cụ triển khai form lead thông minh: GAPONE

 8-lo-hong-doanh-nghiep-thuong-xuyen-mac-phai-04

Các giai đoạn “lọc” của phễu chuyển đổi được thực hiện nhiều phương pháp khác nhau

Để biến khách ghé thăm website thành người mua hàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược chuyển đổi thông minh. Nhiều doanh nghiệp nhầm tưởng rằng chỉ cần có liên hệ của khách hàng và đưa cho bộ phận Sale để chốt Sale là hoàn tất chuyển đổi. Nhưng thực tế để đến được bước thanh toán chưa phải là kết thúc, ngoài việc bán hàng, thì kéo khách hàng quay lại mua sắm trong những lần mua sắm tiếp theo cũng nằm trong quy trình chuyển đổi của Phễu. 

Thu thập dữ liệu khách hàng >> Nuôi dưỡng + Chuyển đổi >> Chăm sóc sau mua >> Loyalty, giữ chân khách hàng 

Thay vì kết thúc chuỗi chuyển đổi ở hoạt động thanh toán, mô hình chuyển đổi mới đi theo Bánh đà tăng trưởng, hướng đến mục tiêu giữ chân khách hàng hiện tại. 

Link bài viết: Top 3 xu hướng làm Marketing năm 2022

Thực tế có tới 30% – 40% doanh thu hằng năm của doanh nghiệp đến từ các khách hàng cũ. Doanh nghiệp cần hiểu tầm quan trọng của “Loyalty” – Chương trình chăm sóc khách hàng để gia tăng sự trung thành của họ. 

Không chỉ tiếp tục mua sắm lại thương hiệu, mà thông qua WOM (Marketing truyền miệng), các khách hàng cũ sẽ mang lại nguồn khách hàng tiềm năng mới, giúp doanh nghiệp không tốn một xu quảng cáo nào. 

Dĩ nhiên, ở mỗi giai đoạn chuyển đổi, mỗi ngành hàng, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những khó khăn khác nhau. Nếu có các chuyên gia tư vấn chiến lược “tháo rối” và “may đo” theo từng ngành hàng sẽ giúp doanh nghiệp vượt cạn đơn giản hơn. 

GAPONE – Cung cấp các kịch bản tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng “may đo” theo thị trường, nhu cầu, ngành hàng của doanh nghiệp.  

Kết luận

Trên đây là 8 “lỗ hổng” doanh nghiệp thường xuyên gặp phải xuyên suốt quá trình tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng. Mong rằng bài viết giúp ích dành cho bạn, nếu bạn muốn đọc thêm nhiều bài viết hay liên quan đến Marketing và CSKH cho doanh nghiệp, truy cập trang https://gapone.vn/blog/ để tham khảo nhé!

Leave a Reply

%d bloggers like this: