
Gửi tin nhắn đến khách hàng là phương pháp truyền thông có thể tương tác trực tiếp nhất với khách hàng. Phương pháp này vừa cung cấp thông tin, vừa thu thập thông tin lại có khả năng củng cố mối quan hệ sâu sắc giữa khách hàng với doanh nghiệp. Trong hoạt động gửi tin với khách hàng, các nhà tiếp thị thường sẽ biết đến 2 thuật ngữ: gửi tin hàng loạt và gửi tin tự động.
Cả 2 phương pháp đều được ứng dụng rất nhiều trong các chiến dịch tiếp thị và CSKH của các thương hiệu, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng và bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt 2 cách thức gửi tin này và giới thiệu đến bạn nền tảng có thể ứng dụng 2 phương thức gửi tin này vào các chiến dịch Marketing và CSKH một cách dễ dàng.
1. Gửi tin nhắn hàng loạt vs. Gửi tin nhắn tự động
1.1. Gửi tin nhắn hàng loạt là gì?
Gửi tin nhắn đồng loạt cho phép doanh nghiệp gửi 01 nội dung đến nhiều người/ thiết bị trong cùng 01 thời điểm trên 01 kênh. Đây là phương pháp để tổ chức/ doanh nghiệp giữ thế chủ động trong cuộc giao tiếp với đối tượng mục tiêu của họ. Nhắn tin đồng loạt giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức bằng cách cho phép một tin nhắn cụ thể được gửi đến một số lượng lớn các địa chỉ liên hệ, khách hàng, nhân viên,…
Ưu điểm:
- Có thể gửi thông tin đến toàn bộ khách hàng trong một “nốt nhạc”
- Có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực
- Các tin nhắn gửi hàng loạt qua SMS sở hữu tỷ lệ mở cao vì giờ đây ai cũng sở hữu một chiếc điện thoại thông minh
Nhược điểm:
- Không có tính cá nhân hóa: Nội dung gửi tin nhắn hàng loạt không khác mấy so với các bài quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, người dùng có thể cảm thấy phản cảm vì không thấy các “từ khóa” liên quan đến mình nhưng vẫn liên tục nhận tin. Hệ quả của việc này là nhiều khách hàng tiềm năng chặn tin nhắn, ảnh hưởng đến hiệu quả chung của chiến dịch.
- Trong dài hạn, tỷ lệ chặn tin cao do thông điệp thiếu tính cá nhân hóa, không thuyết phục
- Doanh nghiệp không nhận thức được việc người nhận chặn thông tin được gửi đến hay không, dẫn tới không đảm bảo chất lượng dịch vụ và hiệu quả cam kết.
1.2. Gửi tin nhắn tự động là gì?
Gửi tin nhắn tự động cho phép doanh nghiệp tạo cuộc hội thoại với từng đối tượng khách hàng (theo dữ liệu khách tự cung cấp, sự kiện, hành vi,…) ví dụ như khách hàng truy cập trang web của mình, mặc dù thực tế, doanh nghiệp đang không có mặt ở đó.
Phương pháp gửi tin tự động giúp nhân sự tự do, chủ động bắt đầu cuộc trò chuyện với khách truy cập của họ. Doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng tiềm năng vào đúng thời điểm và hướng dẫn họ quy trình chuyển đổi. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và hiệu quả đó có thể đo lường được.
Điều này đồng nghĩa gửi tin nhắn tự động cho phép người bán gửi tin hàng loạt lẫn gửi tin tương tác cá nhân một cách đơn giản. Bởi vậy có thể nói gửi tin nhắn tự động là phương án ưu việt hơn cho doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường 4.0.
Ưu điểm:
Chìa khóa của hoạt động gửi tin tự động là workflow, nền tảng công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng cho phép bạn thiết lập các luồng gửi tin tự động, tùy chỉnh các dữ liệu về người nhận tin, thông điệp gửi đi, thời gian gửi, kênh gửi, dữ liệu cá nhân hóa trong nội dung tin nhắn, phân quyền, theo dõi báo cáo,….
- Nhanh chóng, tiện lợi và có thể gửi các tin nhắn có tính cá nhân hóa cao
- Tin nhắn đến đúng nhóm đối tượng có quan tâm đến nội dung, vậy nên khi tin nhắn đến với khách hàng họ sẽ không cảm thấy bị làm phiền
- Thông tin gửi đến là những gì mà khách hàng quan tâm, tỷ lệ tương tác với nội dung cũng cao hơn
Nhược điểm:
Sở hữu nhiều tính năng vượt trội nhưng để áp dụng phương pháp gửi tin nhắn tự động doanh nghiệp cũng phải đắn đo nhiều vấn đề như phí gửi tin, chiến lược gửi tin trên các kênh, chiến lược gửi tin liên kênh và đa kênh và nhất là chọn được nền tảng phù hợp với nhu cầu vận hành của doanh nghiệp. Trên thị trường có rất nhiều các nền tảng gửi tin tự động khác nhau có thể thực hiện các chiến dịch gửi tin tự động một cách đơn giản. Thế nhưng để tìm kiếm một nhà cung cấp giải pháp hoàn thiện từ chiến lược đến công cụ thì doanh nghiệp cần cân nhắc rất nhiều thứ.
Tiêu chí chọn ra nền tảng gửi tin tự động phù hợp với doanh nghiệp
2. GAPONE – Nền tảng quản lý chiến lược và gửi tin tự động chuẩn mô hình Omnichannel
Trên hệ thống của GAPONE, người dùng có thể triển khai các chiến lược gửi tin áp dụng cả 2 phương pháp gửi tin trên.
Tùy vào mục đích, nội dung và chiến lược gửi, bạn có thể triển khai các chiến dịch gửi tin Tiếp thị và Chăm sóc khách hàng phù hợp để mỗi chiến dịch đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Ngoài việc có thể gửi tin theo 2 phương thức: Gửi tin hàng loạt và Gửi tin tự động, GAPONE còn hỗ trợ bạn gửi tin nhắn đa kênh. Hiện trên hệ thống đang hỗ trợ triển khai các kênh gửi tin bao gồm: Zalo, SMS, Email, Pop-up, WebPush,…
Đặc biệt hơn, các kênh gửi và phương thức gửi có thể được sắp xếp trong luồng gửi tin của GAPONE. Vì thế, mỗi khi doanh nghiệp cần triển khai chiến dịch gửi tin, chỉ cần xây dựng luồng/ kịch bản gửi. Hệ thống sẽ tự động gửi tin đến khách hàng và cập nhật đối tượng khách hàng đủ điều kiện nhận tin theo kịch bản mà người dùng đã thiết lập trước đó.
Dữ liệu người nhận cũng được hệ thống tự động phân nhóm nhanh chóng và đơn giản, người dùng có thể áp dụng chiến dịch với từng nhóm đối tượng, tăng tính cá nhân hóa trong các thông điệp gửi đến khách hàng.

Chưa hết, các chỉ số đo lường tương tác với khách hàng trên các kênh gửi tin cũng được liệt kê đầy đủ và chính xác trên báo cáo tổng quan và chi tiết của GAPONE.

Kết luận
Trên đây là những ưu, nhược điểm của 2 phương thức gửi tin nhắn tương tác với khách hàng. Doanh nghiệp của bạn đã ứng dụng cách thức gửi tin nhắn tự động đến khách hàng hay chưa? Nếu chưa, bạn nên xem xét ứng dụng chiến lược này sớm để có thể theo kịp tốc độ phát triển của thị trường trong thời đại công nghệ 4.0. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây để được tư vấn chi tiết hơn về các chiến lược tiếp cận và nuôi dưỡng khách hàng qua tin nhắn đa kênh.