Blog

Cách Gửi Tin Nhắn Hàng Loạt Tự Động Cho Khách Hàng Thông Qua Zalo API

Zalo API - gửi tin nhắn hàng loạt tự động

Zalo API là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc tuy nhiên lại có phần khó hiểu đối với nhiều doanh nghiệp. Thực tế, Zalo API chính là nền tảng hoạt động của Zalo ZNS, Zalo OA,… và rất nhiều các tính năng khác của Zalo. Trong bài viết này, hãy cùng GAPONE tìm hiểu chi tiết về định nghĩa, những tính năng tuyệt vời cũng như cách gửi tin nhắn hàng loạt tự động cho khách hàng thông qua Zalo API nhé!

Tìm hiểu tổng quát về Zalo API

API là gì?

API là cách viết ngắn gọn của Application Programming Interface, có nghĩa là giao diện lập trình ứng dụng. 

Hiểu đơn giản, API đóng vai trò là một bên trung gian cho phép giao tiếp giữa một ứng dụng này và ứng dụng khác bởi các lệnh đơn giản. API có khả năng truy xuất đến một tập các hàm đã được các bên phần mềm cung cấp trước đó. Nhờ đó, nó có thể trao đổi dữ liệu giữa các bên khác nhau. 

Một ví dụ thực tế của API giúp các doanh nghiệp dễ hiểu hơn đó chính là GAPONE. Nhiều doanh nghiệp trước khi sử dụng GAPONE hoặc trong quá trình sử dụng GAPONE có sử dụng song song một phần mềm khác để phục vụ các mục đích kinh doanh khác nhau. Lúc này, phần mềm GAPONE của chúng tôi sẽ kết nối với phần mềm đó thông qua API và giúp doanh nghiệp đồng bộ hóa dữ liệu (Với điều kiện cả 2 phần mềm đều mở API). Nếu không có API, việc đồng bộ hóa dữ liệu giữa 2 ứng dụng là không thể. 

Zalo API là gì?

Như đã nói ở trên, API cho phép kết nối các ứng dụng với nhau. Đối với Zalo API, sự kết nối này sẽ diễn ra giữa doanh nghiệp sử dụng Zalo API và khách hàng, thông qua các lệnh đã được viết sẵn. 

Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dùng, Zalo API đem đến nhiều loại API khác nhau. Cụ thể, doanh nghiệp có thể tham khảo chi tiết tại đây.

Với Zalo API, doanh nghiệp có thể kết nối với khách hàng thông qua các thông báo, tin nhắn, trang OA chính thức của doanh nghiệp, Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng thu thập dữ liệu và tìm hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng mục tiêu. Tỷ lệ thành công của các chiến dịch, hoạt động tiếp cận và chăm sóc khách hàng cũng sẽ tăng đáng kể.  

Gửi tin nhắn hàng loạt tự động thông qua Zalo API

Những ưu điểm của Zalo API 

  • Zalo API có thể kết nối bằng tất cả các ngôn ngữ lập trình. Một vài ngôn ngữ lập trình phổ biến là C#, Python, C++, Java, PHP,…
  • Trong các giao dịch sử dụng API, giao tiếp hai chiều phải được xác nhận. Nhờ vậy thông tin rất đáng tin cậy.
  • Zalo API là công cụ mã nguồn mở, chỉ cần Internet, việc kết nối vô cùng đơn giản.
  • Cấu hình đơn giản, thân thiện với người dùng. 
  • Đảm bảo tính nhanh chóng cho doanh nghiệp trong hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng. 
  • Tin nhắn được gửi dưới nhiều hình thức và có thể sử dụng đa phương tiện.
  • Dễ dàng xem lại thông tin tin nhắn và truy xuất quota các lệnh đã thực hiện. 

Các loại Zalo API doanh nghiệp cần nắm vững

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kết nối với khách hàng, Zalo đem đến cho khách hàng nhiều loại Zalo API khác nhau. Đến thời điểm hiện tại, đã có 5 loại Zalo API tất cả. 

5 loại hình Zalo API

1. ZNS API

ZNS API là viết tắt của Zalo Notification Service API. Đây là loại API cho phép doanh nghiệp quản lý các hoạt động của ZNS (Gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng) bao gồm thiết lập, phân loại, sắp xếp các mẫu thông báo trên tài khoản OA, kết nối với khách hàng thông qua số điện thoại khách hàng đăng ký Zalo, ID tài khoản,…. 

ZNS API có sự tùy biến linh hoạt nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như ZNS quan hệ tài chính, giao dịch mua bán, biến động số dư tài khoản,…

Cụ thể về 2 nhóm tác vụ chính của ZNS API:

  • Gửi thông báo ZNS: Gửi thông báo ZNS, thông báo ZNS sử dụng development mode, nội dung được mã hóa (sử dụng hệ mã hóa RSA)
  • Truy xuất thông tin: Lấy thông tin trạng thái thông báo ZNS, quota thông báo ZNS, loại nội dung ZNS được phép gửi. Lấy thông tin danh sách, chi tiết, dữ liệu mẫu của template. Lấy thông tin đánh giá của khách hàng, chất lượng gửi ZNS hiện tại của OA.

>> Xem thêm: 1 Phút Về Zalo ZNS Và Các Mẫu ZNS Người Dùng Nên Biết

2. Article API

Loại hình API này cho phép doanh nghiệp đồng bộ hóa, truy cập và kiểm soát các bài viết được đăng tải trên nền tảng Zalo OA của doanh nghiệp. 

Các tính năng của Article API là:

  • Tạo bài viết mới, xem chi tiết và chỉnh sửa các bài viết trước đó.
  • Hỗ trợ tải lên các Video và hình ảnh, giúp bài viết thu hút và đem lại hiệu quả truyền thông tốt hơn. 

3. OA API

OA API là viết tắt của Official Account API, đây là loại hình API được sinh ra nhằm giúp người dùng OA có thể tương tác và quản lý người dùng Zalo. 

Cụ thể về 6 nhóm quyền mà doanh nghiệp có được khi sử dụng OA API:

  • Quyền gửi tin và thông báo qua OA dưới nhiều hình thức, bao gồm cả file đa phương tiện (Ảnh, video, Gif, tập tin,…) và cho phép truy xuất số quota. 
  • Quyền quản lý tin nhắn người quan tâm bao gồm xem lại tin nhắn, lấy danh sách và chi tiết các cuộc hội thoại với khách hàng. 
  • Quyền quản lý thông tin OA.
  • Quyền quản lý Ads cho phép doanh nghiệp lấy dữ liệu khách hàng tiềm năng từ Zalo Form. 
  • Quyền quản lý bài viết.
  • Quyền quản lý cửa hàng, đơn hàng.

>> Xem thêm: Các loại tin nhắn Zalo để Marketing & CSKH hiệu quả mà doanh nghiệp không nên bỏ qua

4. Social API

Social API là loại hình khác biệt nhất trong cả 5, bởi hình thức tương tác dưới tư cách Zalo cá nhân. Đây là cách quản lý đăng nhập tài khoản hiệu quả nhất trên nền tảng Zalo. 

Điểm mạnh của loại hình này chính là khả năng hỗ trợ xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua các tính năng như quản lý dữ liệu cá nhân, đăng nhật ký Zalo, gửi tin nhắn dưới tư cách Zalo User. 

5. Shop API

Đúng như cái tên của nó, Shop API là một hình thức mà Zalo tạo ra nhằm cung cấp cho doanh nghiệp một cách thức để truy cập dữ liệu của hàng trên Zalo Shop. Điều này được thực hiện thông qua một số tính năng sau đây:

  • Lấy danh sách các loại sản phẩm dùng trên Zalo Shop.
  • Lấy danh sách các danh mục do Shop tự tạo.
  • Upload hình minh họa cho sản phẩm.
  • Tạo, cập nhật, đồng bộ thông tin sản phẩm nhanh chóng lên Zalo Shop.
  • Lấy thông tin đơn hàng ngay khi mới được thiết lập.

Hướng dẫn cấu hình Zalo API 

Để có thể sử dụng Zalo API, doanh nghiệp cần trải qua 4 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Tạo tài khoản Zalo OA. Đây là bước rắc rối và khó khăn nhất đối với mỗi doanh nghiệp bởi quy trình phức tạp và yêu cầu kiểm duyệt khắt khe của Zalo. GAPONE hỗ trợ đăng ký tài khoản từ đầu đến cuối miễn phí và cam kết giúp doanh nghiệp lấy tích vàng uy tín. 
  • Bước 2: Tạo ID ứng dụng mới tại đây
  • Bước 3: Tích hợp Social API (Bỏ qua nếu doanh nghiệp chỉ có nhu cầu sử dụng Zalo OA)
  • Bước 4: Gửi xét duyệt quyền sử dụng Zalo API. 

Ứng dụng Zalo API để gửi tin nhắn hàng loạt tự động cho khách hàng

Trong tất cả các ứng dụng của Zalo API, “gửi tin nhắn hàng loạt tự động” là từ khóa được nhắc đến nhiều nhất. Lợi ích về mặt tiết kiệm thời gian, đồng bộ hóa, chuyên nghiệp và hiệu quả của ứng dụng này là những lý do hàng đầu giải thích cho mong muốn sử dụng Zalo API của các doanh nghiệp. 

Cần nắm rõ ở đây, gửi tin nhắn hàng loạt hiệu quả không đồng nghĩa với việc gửi một tin nhắn y hệt cho toàn bộ khách hàng. Sự hiệu quả chỉ thể hiện khi tệp khách hàng của doanh nghiệp được phân nhóm, các tin nhắn được cá nhân hóa và chuyển tới từng đối tượng phù hợp. 

Gửi tin nhắn hàng loạt cho khách hàng

Mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có một cách tích hợp khác nhau, điều này phụ thuộc rất lớn vào lập trình viên. Dưới đây là các bước tổng cơ bản để gửi tin nhắn hàng loạt tự động với Zalo API:

  • Bước 1: Tiến hành lấy một số thông tin để lập trình cho hành động gửi tin nhắn.
  • Bước 2: Lập trình một số yếu tố liên khác.
  • Bước 3: Tiến hành gửi tin nhắn hàng loạt tự động thông qua Zalo API.
  • Bước 4: Tải về Project Code mẫu gửi tin nhắn đến khách hàng quan tâm Zalo OA.

Những điều cần biết trước khi triển khai Zalo API 

Zalo API đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi thế trong kinh doanh. Tuy nhiên, trước khi tiến hành triển khai sử dụng API Zalo, doanh nghiệp cần chú ý đến những điều sau:

  • Không nhất thiết cần có API để gửi tin nhắn. Nếu chỉ gửi tin nhắn thông thường và không có nhu cầu gửi tin nhắn tự động hàng loạt, API là không cần thiết. Tuy nhiên, việc không sử dụng Zalo API là cách làm thủ công, rất tốn thời gian, công sức và không đem lại hiệu quả kinh doanh. 
  • Nếu muốn nhắn tin bằng API Zalo, doanh nghiệp cần phải có tài khoản Zalo OA.
  • Để khởi tạo, phát triển, vận hành và chỉnh sửa, API Zalo nói riêng và API nói chung đòi hỏi những kiến thức rất chuyên sâu.
  • Có thể gặp vấn đề bảo mật nếu hệ thống bị tấn công. 

Chính vì vậy, để triển khai sử dụng Zalo API, doanh nghiệp cần thiết phải có đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp hoặc sử dụng dịch vụ của một bên thứ 3 uy tín. 

GAPONE – Hỗ trợ gửi tin nhắn hàng loạt tự động, cam kết hiệu quả thông qua Zalo API và bộ công cụ tăng trưởng kênh Zalo 

GAPONE được biết đến là TOP 1 nền tảng cung cấp giải pháp quản trị trải nghiệm khách hàng với bộ công cụ tăng trưởng kênh Zalo. 

Bộ công cụ tăng trưởng kênh Zalo không chỉ cam kết hiệu quả hoạt động gửi tin nhắn hàng loạt tự động thông qua Zalo API mà còn đem đến cho khách hàng nhiều dịch vụ khác như thu thập dữ liệu, phân tích và phân đoạn khách hàng mục tiêu, tối ưu hành trình gửi tin,… nhằm tăng trưởng toàn diện 4 mặt là Marketing, bán hàng, trải nghiệm khách hàng mới, chăm sóc khách hàng cũ. 

Bên cạnh Zalo GAPONE còn hỗ trợ kết nối API với nhiều nền tảng quản trị bán hàng khác như Nhanh.vn, KiotViet, Sapo, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada và ứng dụng hỗ trợ E-commerce trên webiste là WooCommerce. Chỉ cần nền tảng khách hàng đang sử dụng mở API, GAPONE đều có thể giúp doanh nghiệp xây dựng “giao tiếp” giữa 2 nền tảng một cách dễ dàng. 

Liên hệ ngay với GAPONE tại đây để được nhận tư vấn bởi các chuyên gia của chúng tôi cùng cơ hội dùng thử miễn phí. 

Gửi tin nhắn hàng loạt cho khách hàng

 

Leave a Reply

%d bloggers like this: