Blog

17 Mẹo Giúp Hạn Chế Khả Năng Bỏ Quên Giỏ Hàng Trên Website TMĐT

Thực tế chỉ ra rằng cứ 10 giỏ hàng thì có tới 6 giỏ hàng bị bỏ quên, đây quả thật là một con số lớn. Điều này đồng nghĩa với việc doanh thu của doanh nghiệp thất thoát vào những giỏ hàng này cũng không hề nhỏ. Vậy làm sao để có thể cải thiện doanh thu “bị mất” do các giỏ hàng bỏ quên này?

Chúng tôi đã nghiên cứu và rút ra 17 mẹo cho các chiến dịch “cứu lại” giỏ hàng bị bỏ quên để chúng có hiệu quả tốt nhất.  Làm theo các mẹo này, bạn sẽ tìm được cách làm chủ các chiến dịch lôi kéo khách hàng, hạn chế khả năng bỏ quên giỏ hàng và thu về danh sách dài các liên hệ VIP. Không tin ư? Cùng chúng tôi kiểm chứng nhé!

Loại bỏ những thứ mất tập trung trong email của bạn

Mục tiêu của bạn là tập trung vào việc đưa khách hàng trở lại giỏ hàng để thanh toán. Vậy cần gì phải thêm các nút kéo traffic về các kênh social? Mặc dù có thêm lượt truy cập vào các kênh social là tốt, thế nhưng mục tiêu lúc này của bạn chỉ có một, đó là khách hàng thanh toán giỏ hàng đang bị bỏ quên. Vậy nên, trong trường hợp này, bạn nên gạt bớt các nút hoặc nội dung không bổ trợ cho mục tiêu của bạn. Thay vào đó, hãy tập trung vào nội dung lôi kéo và nút “Quay lại giỏ hàng”, làm chúng thật nổi bật nhé!

Thiết lập các email nhắc nhở bỏ quên giỏ hàng ngay thôi!

Nghe có vẻ vô lý bởi chẳng phải công cụ duy nhất để lôi kéo khách hàng là email hay sao? Nhưng dù tin hay không, có rất nhiều các nhà tiếp thị TMĐT đang bỏ quên chúng, nhất là với các gian hàng nhỏ và chưa có kinh nghiệm.

Nếu bạn chưa thực sự tập trung vào việc gửi các email nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên thì đây chính là lời cảnh báo dành cho bạn! Hãy thực hiện ngay để cứu lấy phần doanh thu mà bạn vẫn bỏ lỡ bao lâu nay nhé!

Bạn có thể soạn các chuỗi Email nhắc nhở giỏ hàng bỏ quên trước, sau đó quay lại danh sách này để cải thiện tốt hơn.

Thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực về những giỏ hàng bị bỏ rơi

Khiến khách hàng thêm hàng vào giỏ là bạn đã đi được nửa chặng đường rồi. Thay vì nghĩ những sản phẩm này là những sản phẩm bị bỏ rơi, hãy nghĩ rằng đây là những sản phẩm được quan tâm và khách hàng có ý định mua nó. Việc bạn cần làm là khiến giỏ hàng trở nên hấp dẫn hơn, thôi thúc khách hàng thanh toán giỏ hàng nhanh hơn.

Chăm sóc đặc biệt cho các khách hàng VIP

Khách hàng VIP là khách hàng tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp, vậy nên họ cũng nên được nhận những đãi ngộ đặc biệt hơn. Đối với những giỏ hàng bị bỏ rơi từ khách hàng VIP, bạn có thể đề xuất các mức chiết khấu đặc biệt dành riêng cho họ (Nhấn mạnh rằng vì họ là khách hàng VIP nên họ mới nhận được đãi ngộ này). Theo cách này, khách hàng VIP sẽ có ấn tượng tốt hơn với thương hiệu và giới thiệu thêm những khách hàng khác đến cho bạn. 

Luôn nhớ phải thu thập email

Bằng mọi cách, bạn cần phải thu thập được địa chỉ email của khách hàng trước khi họ rời khỏi giỏ hàng. Nếu khách hàng chưa đăng ký tài khoản mà chẳng có thông tin để liên hệ và nhắc nhở họ về giỏ hàng thì doanh thu từ những giỏ hàng này coi như đã mất (trừ khi khách hàng chủ động quay lại).

Vậy nên, nếu bạn không muốn bị động trong việc làm tiếp thị doanh nghiệp, bạn cần phải thu thập đầy đủ thông tin.

Lên chiến lược giảm giá thông minh, đúng thời điểm

Các chương trình chiết khấu luôn là điều khiến khách hàng của bạn chờ đợi, đôi khi là lợi dụng nó. Do đó, nếu bạn đang có ý định thực hiện chiết khấu cho khách hàng để lôi kéo họ quay lại giỏ hàng, hãy thực hiện chúng một cách thông minh.

Lời khuyên ở đây đó là không nên áp dụng chiết khâu vào email nhắc nhở đầu tiên và chỉ áp dụng cho một số đối tượng khách hàng nhất định. Cụ thể là những đối tượng nào? Bạn nên tham khảo kỹ hơn tại bài viết:

Dùng hình ảnh để email thêm phần lôi cuốn

Những email nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên đôi khi sẽ khiến khách hàng cảm thấy phiền toái. Bạn cần phải làm dịu tâm trạng đó bằng những hình ảnh hài hước và thú vị. Điều này nên cân nhắc bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng phương pháp này.

Những hình ảnh thu hút đi kèm với lời nhắn: “Hình như bạn đã bỏ quên điều gì đó trong giỏ hàng!”, khách có thể vì thích thú mà sẽ quay lại giỏ hàng thì sao.

Review luôn là nội dung quảng cáo hiệu quả nhất

Khách hàng hiện đại đôi khi không còn tin tưởng vào lời quảng cáo nữa, thứ họ cần là trải nghiệm thực tế. Vì vậy mà những phản hồi tích cực từ các khách hàng đã dùng trước đó sẽ là nội dung hấp dẫn khách hàng quay trở lại giỏ hàng thành công.

Bạn nên chèn những phản hồi này bên trong email nhắc nhở giỏ hàng và ngay trên website để tạo ấn tượng tốt về thương hiệu của mình.

Chiến lược về sự “gấp rút“

Trong chuỗi email nhắc nhở của bạn, nên sắp xếp một email mang tính gấp rút. Ví dụ như “Sản phẩm hot đang trong giỏ hàng của bạn, nhanh tay mua sắm, trong kho chỉ còn 15 sản phẩm”. Điều này sẽ thúc đẩy khách hàng nhanh chóng chốt đơn.

Tuy nhiên thời điểm gửi tin cũng nên được tính toán. Giả sử bạn có kế hoạch gửi 3 email nhắc nhở, thì email cuối cùng sẽ là email áp dụng chiến thuật này. Không nên áp dụng cách này vào cả 3 email vì nó mang lại cảm giác không chân thực, đồng thời khách hàng cũng không thích bị giục quá nhiều.

Thúc đẩy sự mua

Như đã nói phía trên, mục tiêu của bạn là đưa khách về giỏ hàng để thanh toán. Thế nhưng nếu bạn chưa muốn đưa khách hàng về giỏ hàng ngay thì có thể làm thế nào?

Thực tế chứng minh rằng, có rất nhiều khách hàng trước khi thanh toán đã cho thêm hàng vào giỏ. Vậy nên trong email nhắc nhở bạn cũng có thể cho khách hàng thêm các đề xuất về sản phẩm bán thêm hoặc bán chéo để tăng giá trị giỏ hàng trước khi đi đến bước thanh toán.

Thử nghiệm A/B để có thể biết mức chiết khấu phù hợp

Bạn muốn áp dụng chiết khấu cho khách hàng để thu hút họ quay lại giỏ hàng và thanh toán. Nhưng lại băn khoăn không biết đâu là mức chiết khấu phù hợp?  15% hay 20%? Đâu mới là mức chiết khấu không làm ảnh hưởng đến doanh thu của bạn?

Để biết được điều đó bạn cần phải thử nghiệm A/B Testing để xem đâu là mức chiết khấu thực sự phù hợp, không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận mà vẫn thành công thu hút khách quay lại với giỏ hàng.

Không nên để kho hết hàng

Hãy thử tưởng tượng xem nếu khách hàng quay lại giỏ hàng nhưng lại phát hiện sản phẩm trong giỏ của mình bán hết! Chắc chắn không phải một trải nghiệm tuyệt vời. Thế nên bạn cần dự đoán được số lượng hàng hóa trong kho và hạn chế tối đa khả năng hết hàng hoặc ít nhất là không gửi email nhắc nhở giỏ hàng cho họ.

Với GAPONE, bạn có thể làm cả 2:

  • Dự đoán nhu cầu khách hàng: Trong Dashboard của GAPONE cho phép bạn theo dõi nhu cầu khách hàng, biết được các sản phẩm được ưa chuộng nhất và hạn chế khả năng hết hàng và tồn hàng trong kho
  • Gửi tin theo luồng cài đặt sẵn: GAPONE có thể gửi email nhắc nhở giỏ hàng theo các dữ liệu được cài đặt sẵn, vậy nên bạn có thể thiết kế luồng không gửi email đến những giỏ hàng có sản phẩm đã bán hết để ngăn chặn những trải nghiệm tiêu cực của khách hàng với thương hiệu

Soạn nội dung thu hút

Theo nghiên cứu, có 2 loại nội dung có thể dễ dàng thu hút khách hàng bao gồm:

  • Những nội dung vui nhộn, hài hước
  • Những nội dung đánh trực tiếp vào nhu cầu và mục đích bạn muốn đạt được

Để xem 2 loại nội dung này có thực sự hiệu quả với bạn hay không thì hãy tập trung quan sát vào tỷ lệ quay lại giỏ hàng qua mail. Chỉ số này sẽ nói lên tất cả!

Chính sách đổi trả hàng cũng là phương pháp thu hút tuyệt vời

Gần đây, một vài nhà bán lẻ tại Nhật Bản đã thực hiện thử nghiệm gửi email nhắc nhở giỏ hàng theo 2 phiên bản. Trong đó có 1 phiên bản nhắc đến các chính sách đổi trả hàng dễ dàng và kết quả nhận lại là đến 50% khách hàng đã quay lại thanh toán.

Đây là chính sách tuyệt vời để loại bỏ một trong những rào cản khiến khách hàng từ chối thanh toán. Tuy nhiên, cách này không thể áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa đặc biệt là thực phẩm. Vậy nên cần cân nhắc chính sách đổi trả cho phù hợp để không gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhé!

Nhắm đối tượng mục tiêu thông qua Facebook

Đây là phương pháp giúp cho sản phẩm trong giỏ hàng của khách xuất hiện liên tục trước mắt của họ, nhắc nhở rằng trong giỏ hàng của họ có hàng đang chờ thanh toán. Phương pháp này như là “1 mũi tên trúng 2 đích” giúp bạn vừa quảng cáo đến đối tượng tiềm năng, vừa khéo nhắc khách hàng của mình rằng họ có giỏ hàng bị bỏ quên.

Vậy cách này được thực hiện ra sao?

Trên GAPONE, bạn phân nhóm khách hàng với dữ liệu lọc bao gồm: (1) Có giỏ hàng bị bỏ quên, (2) Đã 3 – 4 ngày nhưng không phát sinh thanh toán (3) Đồng bộ dữ liệu này với nhóm đối tượng tiềm năng trên Facebook và chạy quảng cáo tới họ.

Đề xuất vận chuyển miễn phí

Như đã đề cập trong bài viết “Lôi kéo nhóm khách bỏ quên giỏ hàng”, nếu bạn có chương trình miễn phí vận chuyển cho tổng giá trị đơn hàng đạt mức đề ra, thì hãy thông tin tới khách hàng của mình, đặc biệt là với những khách hàng đã thêm hàng vào giỏ.

Trong những email nhắc nhở gửi tới khách hàng, đừng quên nhắc tới chương trình này. Đây giống như một phương pháp vừa giúp tăng giá trị đơn hàng, vừa thúc đẩy khả năng mua của người dùng.

Kinh doanh tại cửa hàng cũng là một cách để thu hút

Rất nhiều khách hàng ngại thanh toán giỏ hàng vì thời gian giao hàng sẽ chậm hơn thời gian họ cần, hoặc họ muốn biết được sản phẩm thực tế bên ngoài có chất lượng ra sao. Đó là lý do việc kinh doanh tại cửa hàng lúc này sẽ có lợi.

Trong email bạn có thể gợi ý khách hàng tới tham quan, mua sắm tại cửa hàng để có thể trải nghiệm sản phẩm trực tiếp hoặc chủ động tới cửa hàng mua sắm cho các dịp đặc biệt. Mặc dù như vậy sẽ làm giảm lượng khách mua sắm online nhưng chỉ cần họ có niềm tin với thương hiệu của bạn thì lần tiếp theo họ có thể thoải mái mua sắm online hơn. Về lâu dài thương hiệu của bạn cũng sẽ có lợi hơn. Vậy nên đừng chần chừ mà hãy trực tiếp mời họ tới cửa hàng của bạn nếu có thể nhé!

Trên đây là 17 mẹo hạn chế khả năng bỏ quên giỏ hàng và nuôi dưỡng khách hàng mà bạn nên biết, sẽ có những phương pháp phù hợp hoặc không phù hợp với ngành mà bạn kinh doanh. Hãy chọn lọc và thử nghiệm xem đâu là cách tối ưu nhất và sử dụng chúng thật thông minh!

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm công cụ tiếp thị đa kênh cho công việc kinh doanh TMĐT, vậy thì không nên bỏ qua nền tảng GAPONE. Nền tảng hỗ trợ “nuôi dưỡng” khách hàng một cách tự động và nhanh chóng. Muốn tìm hiểu và nhận tư vấn chi tiết? Click vào banner dưới đây để biết thêm thông tin!

Leave a Reply

%d bloggers like this: