Blog

Các yếu tố không thể thiếu trong chiến lược Growth Marketing

Cùng với sự thay đổi liên tục của thị trường Marketing, nhiều xu hướng Marketing mới dần xuất hiện và thay thế các phương thức triển khai Marketing truyền thống. Growth Marketing (Tiếp thị tăng trưởng) là một phần trong số đó. Growth marketing không quá xa lạ với thị trường nước ngoài, tuy nhiên còn khá mới mẻ tại Việt Nam và ít được triển khai tại doanh nghiệp. Hãy cùng khám phá các yếu tố không thể thiếu trong chiến lược Growth Marketing để xem xu hướng mới này có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không nhé!

Growth Marketing – Chìa khóa tiếp thị tăng trưởng với chi phí tối ưu

Nếu như Marketing truyền thống dựa vào kinh nghiệm được tích lũy thông qua các chiến dịch trong quá khứ để đưa ra phương án tiếp thị phù hợp, thì Growth Marketing nhấn mạnh đến việc không ngừng thử nghiệm các chiến lược khác nhau và tối ưu xuyên suốt quá trình thực thi nhằm xác định giải pháp tốt nhất. Không chỉ thế, Growth Marketing hướng đến các thử nghiệm mang tính sáng tạo, đột phá và liên tục nghiên cứu, phân tích để làm tăng cơ sở người dùng với chi phí và thời gian tối ưu. 

growth marketing là gì
Growth Marketing – Chìa khóa tiếp thị tăng trưởng với chi phí tối ưu

Lĩnh vực Marketing càng phát triển thì Growth Marketing càng được đánh giá cao. Việc các Growth Marketers liên tục thử nghiệm đa dạng các nội dung vào từng thời điểm khác nhau giúp nắm bắt chi tiết hành vi, sở thích và động cơ của khách hàng. Từ đó dễ dàng đưa ra các chiến lược tiếp thị cá nhân hóa, tùy chỉnh dựa trên hành vi người dùng. Phương pháp Marketing mang tính cá nhân hóa cao được chứng minh có thể cắt giảm một nửa chi phí, đồng thời tăng doanh thu lên đến 15%. 

Ngoài ra, Growth Marketing còn là trợ thủ đắc lực giúp gắn kết khách hàng và doanh nghiệp, mang đến trải nghiệm hoàn hảo cho người dùng và cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng. Thay vì cố gắng chuyển đổi hành vi người dùng, tiếp thị tăng trưởng ưu tiên cung cấp cho người dùng những trải nghiệm có giá trị, nuôi dưỡng lòng trung thành của khách hàng. Một khi khách hàng đã hài lòng với những giá trị doanh nghiệp đem lại, họ sẽ sẵn lòng chi tiền để trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ đó. Đây được coi là một chiến lược tiếp thị hướng đến sự tăng trưởng doanh thu dài hạn và bền vững của doanh nghiệp. 

Các thành phần cốt lõi của chiến lược Growth Marketing

Một chiến lược tiếp thị tăng trưởng có thể được đo lường dựa trên các chỉ số như: Tỷ lệ thu hút khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ giữ chân khách hàng và giá trị lâu dài của khách hàng. Dưới đây là một số chiến thuật hàng đầu mà các Growth Marketers ngày nay sử dụng để thu hút, chuyển đổi, tạo mối quan tốt đẹp và giữ chân khách hàng. 

A/B Testing

A/B Testing hay thử nghiệm đa biến là một trong những thành phần cốt lõi của chiến lược tiếp thị tăng trưởng. A/B testing có thể được ứng dụng trong các trường hợp như tiếp thị qua email, trang landing page, quảng cáo trên mạng xã hội và các hình thức tiếp thị khác. 

A/B Testing là một trong những thành phần cốt lõi của chiến lược tiếp thị tăng trưởng
A/B Testing là một trong những thành phần cốt lõi của chiến lược tiếp thị tăng trưởng

Việc triển khai thử nghiệm “A” và “B” hoặc hàng loạt các biến khác giúp các nhà tiếp thị xác định yếu tố nào là trọng yếu trong chiến dịch tiếp thị để tập trung điều chỉnh, nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị trong tương lai xung quanh biến thể đó để nâng cao hiệu suất với mọi thử nghiệm. Điều cần lưu ý là thay vì thử nghiệm hàng loạt, hãy tập trung với từng phân khúc người dùng cụ thể. Bởi lẽ nội dung này có thể không hiệu quả với phân khúc khách hàng này, nhưng lại hoạt động tốt với phân khúc khác. 

Tiếp thị đa kênh

Là một phần của chiến lược Growth Marketing, tiếp thị đa kênh tập trung vào việc xây dựng chiến lược tiếp thị cho từng kênh dựa trên sở thích, thói quen của người dùng. Khi kết hợp kế hoạch tiếp thị đa kênh vào chiến lược Growth Marketing, điều quan trọng là doanh nghiệp cần nắm bắt được đầy đủ các dữ liệu về người dùng để từ đó xây dựng các chiến dịch phù hợp. 

Chẳng hạn, tổng quan các dữ liệu thu thập được cho biết một người dùng cụ thể phản hồi các ưu đãi qua tin nhắn Zalo với tỷ lệ cao hơn 60% so với các ưu đãi tiếp thị qua email. Trong trường hợp này, nhà tiếp thị cần tùy chỉnh gửi các ưu đãi qua kênh Zalo cho người dùng đó trong những chiến dịch ở tương lai. Việc xây dựng một kế hoạch tiếp thị toàn diện, tích hợp nhiều kênh còn mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp như tạo ra nhiều điểm chạm với khách hàng, có thể tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi,…

Vòng đời của khách hàng

Vòng đời của khách hàng là hành trình từ khi khách hàng bắt đầu tìm hiểu, tương tác, quyết định mua hoặc tương tác lại với thương hiệu của bạn. Để đơn giản hóa, có ba giai đoạn vòng đời quan trọng mà các nhà tiếp thị tăng trưởng cần tập trung vào, đó chính là: Kích hoạt, nuôi dưỡng và tương tác lại. Mỗi giai đoạn được ví như một thành phần cốt lõi đóng góp vào trải nghiệm của khách hàng và thường được đánh dấu bằng các chiến dịch cụ thể.

Giai đoạn kích hoạt là giai đoạn đầu tiên của vòng đời, nơi các công ty tìm cách kích hoạt sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng. Các nhà tiếp thị tăng trưởng hiện thực hóa mục tiêu đó thông qua các chiến dịch chào mừng, giới thiệu, dùng thử nhằm gợi nhắc, ghi dấu ấn hình ảnh trong tâm trí người dùng. 

Giai đoạn nuôi dưỡng là thời điểm doanh nghiệp chăm sóc và thu hút người tiêu dùng nhằm củng cố mối quan hệ. Giai đoạn này thường chiếm phần lớn các hoạt động khách hàng nhận được từ các thương hiệu: bán hàng, khuyến mại, cập nhật gần đây, bản tin,…

Giai đoạn tương tác lại là khoảng thời gian mà các công ty kích hoạt lại mức độ tương tác của khách hàng để thúc đẩy tỷ lệ giữ chân và lòng trung thành thông qua các chiến dịch như: sau khi mua, từ bỏ, trung thành hoặc giành lại.

Không có giai đoạn nào vượt trội hơn giai đoạn khác về mức độ quan trọng. Khách hàng tiến triển tự nhiên trong vòng đời này với tốc độ riêng của họ, nhưng các nhà tiếp thị tăng trưởng chủ động đáp ứng nhu cầu thay đổi của họ bằng cách sử dụng các chiến dịch cụ thể theo nhu cầu.

Ví dụ về các chiến dịch tiếp thị tăng trưởng

Các chiến lược tiếp thị tăng trưởng có thể được sử dụng một cách hiệu quả để hỗ trợ một loạt các mục tiêu, bao gồm cả việc khuyến khích khách hàng hiện tại tham gia vào các chương trình giới thiệu, thu hút khách hàng mới của doanh nghiệp và nuôi dưỡng lòng trung thành của người dùng. 

Các chương trình giới thiệu

Nielsen nhận thấy rằng 83% người tiêu dùng tin tưởng các đề xuất từ ​​bạn bè và gia đình hơn bất kỳ nguồn quảng cáo nào khác. Các chương trình giới thiệu là một gợi ý tiêu biểu cho các chiến dịch tiếp thị tăng trưởng thành công. Doanh nghiệp không ngừng cung cấp giá trị trong suốt quá trình tương tác với khách hàng, tạo ra trải nghiệm mua hàng tích cực. Nhờ đó, các nhà tiếp thị tăng trưởng hoàn toàn có thể đề xuất các chương trình giới thiệu hấp dẫn, tối đa hóa cơ hội chuyển đổi khách hàng. 

Ví dụ cho chương trình giới thiệu thành công phải kể đến Dropbox. Dropbox cung cấp chương trình giới thiệu hai chiều, trong đó cả người dùng hiện tại giới thiệu thành công và người dùng mới được giới thiệu đều nhận được 500MB dung lượng lưu trữ miễn phí. Thông qua đó, Dropbox đã có thể giảm đáng kể chi tiêu quảng cáo để có được người dùng mới và thúc đẩy tổng số lượt đăng ký lên 60%.

Các tin nhắn onboarding

Sau khi khách hàng mới đăng ký sản phẩm hoặc trang website của doanh nghiệp, Growth Marketers có cơ hội lý tưởng để thúc đẩy tương tác và thu thập thêm dữ liệu để từ đó xây dựng trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Doanh nghiệp luôn hướng tới việc nâng cao trải nghiệm trên hành trình khách hàng, đặc biệt đối với những người dùng mới. Vì vậy, doanh nghiệp nên tận dụng các thông điệp đa kênh để tối ưu tương tác với khách hàng nhất có thể.

Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn chào mừng đầu tiên qua hòm thư email, ngay sau đó là một tin nhắn tìm hiểu về loại sản phẩm mà khách hàng quan tâm nhất. Một thông điệp khác có thể hỏi ý kiến của người dùng xem liệu họ thích nhận thông báo qua email hay điện thoại di động. Các nhà tiếp thị tăng trưởng có thể tiếp tục trình tự dựa trên sở thích của người dùng và cá nhân hóa các ưu đãi trong tương lai để tối đa hóa mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu.

>> Tìm hiểu thêm: Top các kịch bản chăm sóc khách hàng hiệu quả doanh nghiệp không nên bỏ lỡ!

Growth Marketing là một mảnh ghép tiếp thị không thể thiếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào đang theo đuổi tăng trưởng doanh thu bền vững trong dài hạn. Trong đó, Zalo với những tính năng tối ưu, phục vụ cho tiếp thị & chăm sóc khách hàng là trợ thủ doanh nghiệp không thể bỏ qua. 

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu tất tần tật về hệ sinh thái Zalo, cũng như các kịch bản Branding, Marketing và CSKH hiệu quả nhất qua Zalo bằng cách tải xuống Ebook “Grow your business with Zalo”. Tất cả những kịch bản được tổng hợp chi tiết trong cuốn ebook này đều đã được thử nghiệm thành công trong rất nhiều các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực khác nhau mà nền tảng tăng trưởng GAPONE đã phục vụ, hứa hẹn đem đến cho quý doanh nghiệp những thông tin có giá trị! 

ebook kịch bản gửi tin nhắn qua zalo

Leave a Reply

%d bloggers like this: