Blog

Hướng dẫn quy trình A/B Testing và lời khuyên dành cho doanh nghiệp

AB-testing-va-tam-quan-trong-trong-chien-dich-tang-truong-04

A/B testing giúp doanh nghiệp hoàn thiện bộ máy bán hàng, vậy bạn có biết làm sao để triển khai một chiến lược A/B testing đúng cách? Đọc bài viết dưới đây và xem doanh nghiệp bạn có đang làm đúng không nhé!

1. Quy trình thực hiện A/B Testing dành riêng cho doanh nghiệp 

A/B testing thực tế chỉ là một nghiên cứu thử nghiệm về một vấn đề, giải pháp cụ thể, vì thế để xây dựng một chiến lược A/B testing hoàn chỉnh, doanh nghiệp chỉ cần áp dụng các bước nghiên cứu khoa học thông thường bao gồm 7 bước chính: 

AB-testing-va-tam-quan-trong-trong-chien-dich-tang-truong-05

1.1. Đặt câu hỏi 

Một vấn đề có thể có thể đặt trong nhiều môi trường, nhiều tình huống và nhiều hướng giải quyết khác nhau. Doanh nghiệp muốn tiến hành A/B testing chính xác cần phân tích chi tiết vấn đề, đưa chúng vào cùng một môi trường/ tình huống và xác định kết quả nhận về sau thử nghiệm. Các câu hỏi phân tích thường bắt đầu với “Làm sao để …?”, ví dụ: 

  • Làm sao để giữ chân khách hàng lâu hơn trên website? 
  • Làm sao để khách quay lại thanh toán giỏ hàng? 
  • Làm sao để tăng lượt tương tác qua Email? 
  • Làm sao để visitor đăng ký vào form lead?… 

1.2. Nghiên cứu vấn đề

Khi đã xác định được vấn đề, các nhà chiến lược cần nghiên cứu vấn đề một cách tổng quan. Mục đích là để liệt kê các yếu tố có ảnh hưởng đến vấn đề và các tương tác của khách hàng trong từng tình huống đó. 

Thông thường, để nghiên cứu hành vi của khách hàng, doanh nghiệp sẽ sử dụng qua các công cụ đo lường tương tác như Google Analytics. 

> Tracking hành vi khách hàng trên website là một trong những tính năng của GAPONE, tìm hiểu thêm tại đây

1.3. Định hướng giải pháp (đặt giả thuyết) 

Sau khi nghiên cứu, nhà chiến lược có thể thấy được định hướng các giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề đó. Định hướng đó sẽ dần xuất hiện thông qua các chỉ số đo lường nói trên, hoặc marketer có thể đánh giá thông qua hành vi chuyển đổi của khách hàng trên các kênh. Ví dụ như CTA nổi bật có thể thu hút nhiều lượt click hơn, hay banner dạng động có thể giúp nâng cao chỉ số CTR. 

Phiên bản A, sau khi nghiên cứu là phương án được giả định có thể giải quyết được vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. 

1.4. Xác định mẫu thử và thời gian triển khai 

Tiếp theo là chọn mẫu test, số lượng khách hàng thử nghiệm cần đủ lớn để cho ra kết quả khách quan nhất và cho thấy được sự khác biệt rõ rệt trên 2 phiên bản thử A và B. 

Thời gian thử nghiệm cũng cần lưu ý, tránh sự tác động của các yếu tố thời vụ, hay ảnh hưởng từ bên ngoài khiến hành vi khách hàng thay đổi, làm giảm tính chính xác của bài test. 

1.5. Tiến hành A/B testing

Giả định phương án A là phương án giải quyết hiệu quả (được nghiên cứu trong bước định hướng giải pháp), hãy tạo ra phiên bản B để so sánh với phiên bản A (làm 2 phiên bản CTA nổi bật, làm 2 dạng banner động). Lưu ý, B cũng được đặt trong cùng môi trường/ tình huống với A để có thể đánh giá kết quả trực quan. 

1.6. Thu thập hiệu quả test và thực hiện phân tích 

Sau quá trình A/B testing, nếu phương án B có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn phương án A thì B được đánh giá là giải pháp hiệu quả. Nhưng nếu conversion rate thấp hơn hoặc không đổi thì tức là phiên bản gốc đặt ra chưa đúng và cần quay lại bước 3 để tìm một giả thuyết mới để tiếp tục. 

1.7. Thông báo kết quả cho các bên liên quan

Thông tin lại dữ liệu phân tích trong quá trình thử nghiệm cho các bộ phận liên quan (Marketing, thiết kế UI/UX, tối ưu hóa,…). 

Hãy đảm bảo các viễn cảnh, rủi ro có thể xảy ra nếu thay đổi từ phiên bản A sang B. Nếu B thực sự mang lại hiệu quả hơn thì áp dụng chính thức phiên B cho chiến dịch của thương hiệu. 

Và cuối cùng là lặp lại các bước trên để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. 

2. Những điều cần chú ý khi tiến hành chiến lược A/B Testing

2.1. Những điều nên làm trong chiến lược A/B testing

  • Biết điểm dừng 

Cần thực hiện các thử nghiệm đủ lâu để có thể nhận được kết quả chính xác. Nhưng nếu để quá lâu, với các thử nghiệm performance không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến quy trình chuyển đổi của thương hiệu. 

  • Giữ trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng

Đảm bảo khách hàng sử dụng 1 phiên bản, giữ cho trải nghiệm khách hàng liền mạch. Bạn nên ghi nhớ khách hàng chọn phiên bản nào để sử dụng để có thể quan sát chính xác hơn. 

  • Thử nghiệm nhiều lần 

Không phải lúc nào A/B testing cũng cho ra kết quả ngay trong lần đầu thử nghiệm vì thế cần phải tiến hành nhiều lần, với nhiều định hướng và giả thuyết khác nhau. Bất kể là thử nghiệm đơn giản với 1 chi tiết nhỏ như nút trên website, hay là thử nghiệm trên cả một chiến dịch quảng cáo lớn trên facebook, tất cả đều là sự thay đổi ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp. 

  • Tách bài test trải nghiệm trên desktop và mobile

Trải nghiệm người dùng  trên desktop và mobile và khác nhau, nên tốt nhất là nên làm thử nghiệm trên cùng một thiết bị. Lưu ý phân chia traffic trên các thiết bị để đảm bảo kết quả không bị pha tạp.

2.2. Những điều nên tránh làm trong chiến lược A/B testing

  • Thử nghiệm trong môi trường và thời gian khác nhau

Khái niệm A/B testing nói rất rõ ràng về việc thử nghiệm 2 phiên bản A và B trong cùng môi trường và thời gian. Không thể thử nghiệm phiên bản A vào tuần 1 và phiên bản B vào tuần 2 và mong đợi kết quả trả về chính xác. 

  • Kết luận sớm 

Kết quả thử nghiệm chỉ đúng khi doanh nghiệp có mẫu test đủ lớn và thời gian đủ lâu. Đừng đánh giá rằng phiên bản A hơn B hoặc ngược lại khi chúng chỉ chênh nhau một vài lead hoặc thời gian thử nghiệm quá ngắn. 

  • Áp dụng cho nhóm khách hàng thân thiết

Doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng mới vì với khách hàng thân thiết hoặc khách hàng hiện tại, những người đã quen với trải nghiệm cũ họ sẽ thấy việc sử dụng phiên bản mới gặp khó khăn, ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi. 

  • Cảm xúc chủ quan chi phối kết quả 

Các nhà tiếp thị khi thực hiện A/B Testing cần đảm bảo tính khách quan trong kết quả test. Giả sử các marketer không thích màu cam gây chói mắt nhưng CTA màu cam lại giúp thu hút được nhiều lượt click, đừng vì không thích mà làm ngược lại. Thứ doanh nghiệp cần là tỷ lệ chuyển đổi, đừng để cảm xúc chi phối kết quả test. 

3. Kết luận

Trên đây là toàn bộ quy trình A/B Testing và những lời khuyên dành cho doanh nghiệp khi thực hiện quá trình thử nghiệm A và B cho doanh nghiệp. Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin giá trị đến cho bạn đọc. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về A/B Testing và các công cụ tối ưu website, tham khảo các bài viết dưới đây: 

> A/B Testing và tầm quan trọng trong chiến lược Marketing tăng trưởng 

> Triển khai chiến dịch tiếp thị đa kênh dễ dàng với “bộ ba kênh kinh điển” cho mọi chiến dịch

> Giảm Tỷ Lệ Hàng Hoàn Cho Doanh Nghiệp Với Bộ Ba Tính Năng Từ GAPONE

Leave a Reply

Discover more from GapOne

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading