Blog

Triển khai chiến dịch tiếp thị đa kênh dễ dàng với “bộ ba kênh kinh điển” cho mọi chiến dịch

Việc gửi tin nhắn đến khách hàng của mình thông qua các kênh tiếp thị của doanh nghiệp đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, với những chủ gian hàng mới thực hiện triển khai các phương pháp này, thì vẫn sẽ gặp một số vấn đề, đặc biệt trong việc soạn thảo và thiết kế nội dung thông điệp. Hiểu được vấn đề đó, bài viết này sẽ tập trung vào việc chia sẻ các loại thông báo, mẫu tin nhắn trong các chiến dịch tiếp thị đa kênh và một số lưu ý quan trọng, giúp thông điệp của bạn gây được ấn tượng với khách hàng.

Web Push Notifications (Thông báo đẩy)

Đầu tiên là Thông báo đẩy (Web Push Notification). Đây là cách truyền đạt thông tin tới khách hàng sau khi họ đồng ý đăng ký nhận thông báo trên các trình duyệt web như Chrome, Cốc Cốc, FireFox, … Phương pháp này cho phép bạn thông báo đến khách hàng mà không cần dùng đến email hay số điện thoại của họ. 

Tại sao cần phải sử dụng Web Push Notification?

Trong thời đại mà tính cạnh tranh về quảng cáo sản phẩm đang dần trở nên bão hòa, thì doanh nghiệp sẽ nghĩ đến việc tận dụng các phương pháp tiếp thị khác. Web Push Notification được đánh giá phương pháp mới hiệu quả và tối ưu nhất về chi phí. Người tiêu dùng hiện đại dành nhiều giờ đồng hồ để lướt web, nên bạn có thể nắm bắt cơ hội này để tương tác cùng khách hàng của mình nhiều hơn, ngay cả khi họ đang không ở trang web của bạn.

Có thể nói đây là hình thức Remarketing và tăng nhận diện thương hiệu rất tốt. Bởi bạn không cần tiêu tốn chi phí để gửi thông báo cho khách hàng, thời gian tương tác linh hoạt, tăng tỷ lệ quay trở lại website nhiều hơn và đặc biệt là không làm ngắt quãng trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

chiến dịch tiếp thị đa kênh qua thông báo đẩy

Một số mẫu Web Push thường xuyên được sử dụng

Thông báo đẩy (Webpush) được sử dụng rất nhiều trong các chiến lược tiếp thị đa kênh của doanh nghiệp. Song song với các kênh tiếp thị mất phí, thông báo đẩy bổ trợ rất hiệu quả cho chiến dịch tiếp thị tổng quan và mang lại những thành công ngoài mong đợi. Thông thường, các nhà tiếp thị TMĐT thường sẽ sử dụng thông báo đẩy để truyền tải các nội dung bao gồm:

  • Thông báo về các bài viết mới có trên Blog của thương hiệu
  • Nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên
  • Thông báo về những chương trình khuyến mãi mới
  • Cập nhật các thay đổi về thương hiệu ví dụ như có sản phẩm mới hoặc cung cấp dịch vụ mới

mẫu thông báo đẩy 01 mẫu thông báo đẩy 03 mẫu thông báo đẩy 02

Một số lưu ý khi soạn thảo nội dung thông báo đẩy

Thứ nhất, giao diện của các nội dung thông báo đẩy có giới hạn, thế nên nội dung trong thông báo cần truyền tải ngắn gọn, trực tiếp và đánh đúng vào nhu cầu mà người dùng mong muốn.

Mỗi nhóm khách hàng cần được gửi những thông báo đẩy mang tính cá nhân hóa khác nhau. Để làm được điều đó nhanh và chính xác, bạn cần một hệ thống CRM quản lý quan hệ khách hàng thông minh, giúp phân nhóm khách hàng dựa vào đặc điểm, hành vi và mối quan tâm của họ.

Facebook Messenger

Hiện nay lượng người dùng truy cập Facebook chiếm đa số. Là một nhà kinh doanh thương mại điện tử, bạn không thể bỏ qua phương pháp tiếp thị qua kênh Facebook Messenger.

facebook-messenger-marketing

Lợi ích của tiếp thị qua Facebook Messenger

Qua nhiều năm nắm bắt hành vi khách hàng, Facebook hiện tại cho phép bạn triển khai các chiến dịch quảng cáo thông qua tin nhắn cá nhân với khách hàng. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ nhu cầu, cũng như sản phẩm mình đang quan tâm. Đồng thời, các tin nhắn qua kênh tiếp thị này cũng được gửi tới khách hàng một cách tự động, chủ động đề xuất tương tác và chăm sóc khách hàng, thay vì đợi khách hàng phải nói ra nhu cầu của mình.

Thu hút khách hàng tiềm năng

Thông thường, các hộp thoại Messenger sẽ được gửi tới khách hàng khi họ nhấn vào bài viết hay bài quảng cáo có gán tính năng hộp thoại. Những khách hàng này có thể chưa biết đến thương hiệu của bạn, mà mới chỉ quan tâm đến một số sản phẩm bạn đề cập trong bài viết quảng cáo.

Việc gửi tin nhắn tức thời vào lúc đó sẽ là một cách tuyệt vời để thu thập dữ liệu khách hàng, mở rộng danh sách liên hệ tiềm năng và tối ưu hóa cơ hội tìm kiếm những đối tượng tiêu dùng chủ chốt cho thương hiệu.

Giao tiếp 1 – 1 với khách hàng

Messenger là một kênh chăm sóc khách hàng cá nhân tuyệt vời, vì được trực tiếp nói chuyện và tìm hiểu về khách hàng. Không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm nhu cầu mua sắm, những cuộc hội thoại cá nhân sẽ giúp bạn thu thập thêm các thông tin về insight thị trường, vẽ nên một bức chân dung khách hàng chi tiết và phù hợp với định hướng thương hiệu nhất.

Tại đây, bạn có thể thuyết phục khách hàng trực tiếp chia sẻ những thông tin chính xác và chân thực hơn, so với việc nhồi nhét quá nhiều chiến dịch quảng cáo đắt tiền mà không đem lại hiệu quả.

Các phương thức quảng cáo thông qua Messenger

Các nhà tiếp thị doanh nghiệp có nhiều cách để tiếp thị thông qua Messenger, nhưng phần lớn họ tận dụng kênh này để:

  • Quảng bá thương hiệu hoặc các chương trình, sự kiện đặc biệt mà khách hàng quan tâm
  • Hỗ trợ tư vấn khách hàng khi nhận ra khách hàng muốn hiểu thêm về sản phẩm đó
  • Thông báo về chương trình khuyến mãi, sự kiện tri ân khách hàng của thương hiệu
  • Kết nối các kênh bán khác của thương hiệu như website, giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn về mặt hàng cũng như thúc đẩy tỷ lệ truy cập website, …

Lưu ý đặc biệt khi giao tiếp với khách hàng qua kênh Messenger

Các hộp thoại Messenger có thể đạt được năng suất tối đa khi bạn triển khai đồng thời cùng những chiến dịch quảng cáo Facebook khác. Vì là cách phải dùng đến chi phí nên tốt nhất là bạn nên chèn thêm các thông tin về Website hay biểu mẫu đăng ký, để đảm bảo có thể hoàn thiện hồ sơ khách hàng và tiếp tục “nuôi dưỡng” họ trong tương lai.

Mặt khác, người lướt Facebook đôi khi quên mất tên thương hiệu của bạn và không thể tìm kiếm bạn sau này. Vậy nên, thiết lập hộp thoại xuất hiện ngay khi họ click vào bài viết sẽ giúp bạn “để lại” tên thương hiệu trong lịch sử trò chuyện của khách hàng, từ đó có thể khiến họ dễ dàng tìm thấy bạn hơn ở các kênh tiếp thị khác. Tốt nhất là doanh nghiệp nên đăng ký Brandname cho thương hiệu để tăng độ nhận diện của mình.

Bên cạnh đó, bạn cần phân biệt nội dung quảng cáo trên post và nội dung thông điệp được gửi cá nhân, nên bổ sung thêm tên khách hàng/tên Facebook của khách để tăng trải nghiệm cá nhân hóa cho họ. Bẹn nên tránh lặp lại nội dung đã có trên bài viết quảng cáo, thay vào đó hãy đề cập ngay đến nhu cầu của khách hàng để tìm hiểu và chia sẻ được nhiều thông tin hơn. Ví dụ, bạn có thể hỏi khách hàng: “Bạn cần tư vấn thêm về…?” hay “Bạn có thể vào đây đề xem thêm các sản phẩm của chúng tôi nhé? (Tên công ty) có thể giúp gì được cho bạn?”, …

Zalo

Zalo là “miền đất hứa” cho những doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam. Là một trong những nền tảng trò chuyện lớn nhất trong nước, chỉ cần số điện thoại của khách hàng là bạn đã có thể gửi tin, tương tác với khách hàng rồi. Chưa hết, Zalo phát triển tính năng Official Account để doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng dưới vai trò là một thương hiệu thay vì một cá nhân nào đó.Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo được độ tin tưởng cũng như tăng cơ hội tương tác với khách hàng trong tương lai.

Tiếp thị qua Zalo như thế nào?

Zalo cho phép doanh nghiệp tương tác với khách hàng bằng nhiều cách.

Qua tài khoản Official Account

Như đã đề cập phía trên, bạn sẽ tiếp cận với khách hàng qua tin nhắn thương hiệu nhằm tăng độ uy tín trong các chiến dịch quảng cáo. Với Brandname cụ thể, khách hàng sẽ không bỏ mặc tin nhắn của bạn, từ đó giúp tăng tỷ lệ khách hàng tương tác với tin nhắn từ doanh nghiệp.

Có 2 hình thức tiếp cận khách hàng qua tài khoản Zalo OA là gửi tin nhắn ZNS và gửi tin hàng loạt Zalo Followers. Doanh nghiệp có thể xây dựng các kịch bản đa kênh phù hợp để gửi tin nhắn ZNS cho khách hàng mục tiêu, từ đó thu hút họ quan tâm Zalo OA của doanh nghiệp. Ngay khi khách hàng nhấn Theo dõi Zalo OA, doanh nghiệp có thể gửi nhiều thông điệp truyền thông tới khách hàng qua tin nhắn Zalo Followers hoàn toàn miễn phí. Tất cả những gì doanh nghiệp cần là xây dựng chuỗi kịch bản gửi tin nhắn ZNS phù hợp với khách hàng từ các kênh bán hàng hiện có, và khéo léo dùng nội dung hấp dẫn để khiến họ trở thành “người theo dõi” của thương hiệu, từ đó doanh nghiệp sẽ sở hữu một lượng dữ liệu “dồi dào” để nuôi dưỡng và chuyển đổi hoàn toàn miễn phí.

Zalo Marketing qua quảng cáo

Tương tự với hình thức tạo chiến dịch quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Facebook, nền tảng Zalo cũng phát triển dịch vụ chạy quảng cáo Zalo OA và tìm kiếm khách hàng. Theo đó, người dùng có thể lựa chọn các hình thức chạy quảng cáo khác nhau như quảng cáo lead form, quảng cáo Zalo OA, quảng cáo website, quảng cáo sản phẩm, quảng cáo video, … để tăng lượt theo dõi trang giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, hạn chế của hình thức này là chi phí sẽ khá cao với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

chiến dịch tiếp thị đa kênh qua ZALO

Lưu ý khi tiếp thị qua Zalo

Để có thể chạy được các chiến lược tiếp thị qua Zalo thật sự thành công, bạn cần hiểu rõ mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp ở từng giai đoạn, để lựa chọn các phương thức phù hợp, tối ưu nhất về chi phí. Với doanh nghiệp vừa và nhỏ đang kinh doanh đa kênh, việc xây dựng các kịch bản chiến lược kết hợp trải nghiệm đa kênh cho khách hàng là vô cùng cần thiết. Tận dụng chuỗi tin nhắn ZNS với chi phí thấp để chuyển đổi khách hàng thành “người theo dõi” của doanh nghiệp, sau đó tiếp tục nuôi dưỡng họ thành khách hàng thật sự, là chiến lược phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp SMEs. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các chiến dịch Zalo Ads (quảng cáo Zalo) để tăng hiệu quả truyền thông và bán hàng, tuy nhiên, hãy cân đối để đảm bảo không vượt quá ngân sách hay chi phí cho một khách hàng mới bị tăng cao.

Email Marketing

Email Marketing là “ông hoàng” của các chiến dịch tiếp thị đa kênh, không chỉ bởi đây là kênh dễ dàng gửi thông điệp đến khách hàng với chi phí 0 đồng, mà còn là kênh nuôi dưỡng khách hàng và làm tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng tuyệt vời.

Nhiều doanh nghiệp thường ít để ý đến kênh email marketing và nghĩ đây là một kênh chỉ dành cho các doanh nghiệp B2B. Nhưng trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử hiện nay đang sử dụng email marketing như một kênh bán hàng và chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả, Hãy cùng chúng tôi khám phá 15 lợi ích mà Email Marketing mang lại cho công việc kinh doanh thương mại điện tử của bạn.

Trước khi đạt được các lợi ích từ email marketing, doanh nghiệp phải xây dựng các mục tiêu chiến lược và kế hoạch triển khai phù hợp với thực trạng doanh nghiệp của mình. Nhiều doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi xác định các chỉ số đo lường để đánh giá hiệu quả thực sự của kênh truyền thông này. Hãy tham khảo Các chỉ số cần theo dõi khi xây dựng chiến lược Email Marketing để tìm câu trả lời cho kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp bạn nhé. 

Lưu ý khi triển khai các chiến dịch tiếp thị đa kênh cho doanh nghiệp TMĐT

Để tạo nên một chiến dịch tiếp thị đa kênh thành công, cần rất nhiều yếu tố như nội dung chi tiết, thông điệp, hình ảnh, định hướng nội dung trong ngắn/dài hạn. Bên cạnh đó, còn có những yếu tố phụ khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên thành công của cả chiến dịch., bao gồm:

Sự liên kết nội dung giữa các kênh

Tiếp thị đa kênh (Omni-channel Marketing) khác với Multi- channel marketing. Chúng không chỉ quản lý liên hệ khách hàng đa kênh trên cùng một hệ thống, mà còn cần tạo sự liên kết nội dung giữa các kênh nhằm đảm bảo mục tiêu cuối cùng là Tăng trải nghiệm khách hàng khi “đi qua” các kênh truyền thông và bán hàng khác nhau của doanh nghiệp.

Nếu như ơ Multi-channel, các nội dung và thông điệp được truyền tải trên các kênh độc lập và không có sự kết nối với nhau thì ở Omni-channel Marketing, các kênh phải có sự thống nhất trong thông điệp.

Nội dung truyền tải qua các kênh có thể không giống nhau nhưng chúng phải cùng làm nổi bật một thông điệp duy nhất. Nói dễ hiểu hơn thì nội dung các kênh phải bổ trợ cho nhau, để khi khách hàng tìm kiếm bạn qua nhiều nền tảng, thì thông điệp thương hiệu sẽ được truyền tải xuyên suốt, tránh gây mơ hồ cho khách hàng và làm trải nghiệm mua sắm của họ bị đứt đoạn.

Tần suất gửi tin nhắn

Tần suất gửi tin đến khách hàng cũng làm nên thành công của các chiến dịch. Tùy vào hành vi và mối quan tâm của khách hàng đến thương hiệu mà tần suất gửi tin cũng được cân chỉnh cho phù hợp. Để có thể cân nhắc tần suất gửi hợp lý, bạn nên thực hiện A/B testing. Ngoài ra, bạn nên tránh gửi tin hoặc thông báo  với tần suất cao, sẽ làm phiền thời gian lướt web của người dùng.

Một ví dụ điển hình bạn có thể tìm thấy là Gửi email nhắc nhở giỏ hàng. Chúng tôi đã phân tích rất sâu về tần suất gửi email giỏ hàng bị bỏ quên trong bài viết Các mẹo giúp cải thiện email nhắc nhở giỏ hàng

Thường xuyên theo dõi hiệu quả chiến dịch tiếp thị đa kênh

Cuối cùng là đo lường hiệu quả để tìm ra chiến dịch triển khai phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng của thương hiệu. Một hệ thống tạo báo cáo tự động giúp phân tích hiệu quả mỗi chiến dịch sẽ là công cụ tốt để tiết kiệm thời gian quản lý công việc kinh doanh.

theo dõi hiệu quả chiến dịch tiếp thị đa kênh

Nền tảng triển khai chiến dịch tiếp thị đa kênh tự động nào phù hợp với các doanh nghiệp TMĐT?

Muốn triển khai nhiều chiến dịch tiếp thị đa kênh cùng một lúc? Bạn cần một người “trợ lý” để có thể nắm bắt được quá trình và kết quả tổng quan lẫn chi tiết các chiến dịch. Và chúng tôi tin GAPONE sẽ là người bạn đồng hành tuyệt với nhất dành cho doanh nghiệp TMĐT.

Với khả năng tích hợp 7 nền tảng gửi tin phổ biến nhất, cơ hội tiếp cận khách hàng của bạn sẽ chẳng còn là nỗi lo. Xây dựng dựa trên nhu cầu kinh doanh tiếp thị của các doanh nghiệp thương mại điện tử, GAPONE phát triển các tính năng tự động hóa giúp triển khai các chiến dịch tiếp thị nhanh chóng, dễ dàng.

  • Phân nhóm khách hàng tự động
  • Tạo luồng gửi tin đồng loạt mang tính cá nhân hóa theo thiết lập thủ công đơn giản và nền tảng triển khai tự động
  • Soạn thảo và thiết kế nội dung, hình ảnh tin nhắn đơn giản, thông minh
  • Tự động thiết lập báo cáo tổng quan và chi tiết theo thời gian thực để phân tích và đánh giá các chiến lược

Chúng tôi chắc chắn rằng bạn có thể thực hiện chiến lược tiếp thị tổng quan của mình chỉ trong một nốt nhạc. Hiệu quả? Hãy tự mình kiểm chứng! Đặt lịch tư vấn với GAPONE để được chia sẻ các bí kíp tăng trưởng qua bộ kịch bản gửi tin tự động được “may đo” phù hợp với doanh nghiệp của bạn nhé!

Leave a Reply

Discover more from GapOne

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading