
A/B testing là gì? Phương pháp này thường được ứng dụng trong hoạt động nào? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn đọc, cùng tìm hiểu nhé!
1. A/B Testing là gì?
A/B testing hay split testing là phương pháp thử và so sánh kết quả của 2 phương án/ giải pháp giải quyết một vấn đề xuất hiện trong quy trình xây dựng chiến lược và vận hành kinh doanh. Theo đó, 2 giải pháp (A và B) được đặt trong cùng 01 môi trường, 01 tình huống để xem hiệu quả thực thi và chọn ra và áp dụng phương án mang lại giá trị lớn hơn cho thương hiệu.
Phương pháp A/B testing được biết đến nhiều khi ứng dụng trong hoạt động quảng cáo, tuy nhiên A/B testing thực tế còn có thể ứng dụng trong nhiều hoạt động/ chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp. Tùy vào từng chiến dịch mà A/B testing lại hiện diện dưới 1 phiên bản khác nhau: banner, landing page, content quảng cáo, hình thức chạy quảng cáo, email, mẫu tin nhắn, chiến lược chuyển đổi,….
2. Tại sao cần phải thực hiện A/B testing?
Triển khai A/B testing còn mang lại những thay đổi tích cực cho thương hiệu. Điều tuyệt vời nhất đó là khi thực hiện A/B testing bạn được cung cấp các kết quả và trải nghiệm giá trị, cung cấp thêm dữ liệu “làm hài lòng” nhóm khách hàng tiềm năng.
2.1. Tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng
A/B testing là một phương pháp thông minh để tối ưu nội dung, hình ảnh và trải nghiệm khách hàng trên các kênh bán, nhất là website. Sau khi phân tích kết quả phép thử, thứ thu được sẽ là đáp án cho bài toán “làm sao để lôi kéo khách hàng truy cập các kênh bán?”.
Ví dụ như nút CTA trên website nên để màu xanh hay cam thì thu hút nhiều lượt click hơn? Hay banner trên trang chủ của website nên để hình ảnh khuyến mãi hay bộ sưu tập mới thì thời gian lướt web sẽ lâu hơn?
2.2. Giảm tỷ lệ rời bỏ
Khách hàng rời bỏ là có lý do và các chỉ số đo lường tương tác trên tất cả các “điểm chạm” sẽ phản ánh rõ nhất các vấn đề mà doanh nghiệp cần sửa đổi. Và A/B testing chính là giải pháp giúp các nhà hoạch định chiến lược tìm được giải pháp ưu việt nhất.
2.3. Sáng tạo nội dung hiệu quả và tăng tỷ lệ chuyển đổi
Như đã đề cập thì thử nghiệm A/B là cách để các nhà sáng tạo nội dung tìm ra thông điệp, cách “giao tiếp” phù hợp với khách hàng. Nhờ đó mà các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị tới đối tượng người mua được đón nhận tích cực, thúc đẩy quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
2.4. Giảm thiểu rủi ro
Nếu chưa thể đánh giá chiến dịch mới có tác động tốt đến hoạt động kinh doanh không thì A/B testing sẽ mang trải nghiệm thực tế đến với doanh nghiệp, giúp đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định chính xác hơn.
3. A/B Testing trong quy trình kinh doanh
3.1. Tối ưu website
Website là “cần câu” khách chủ lực của các thương hiệu. Để có thể thu hút khách hàng, tăng chuyển đổi và thanh toán các giỏ hàng giá trị, thương hiệu nên ứng dụng A/B testing trong việc tối ưu và sửa đổi website.
Với website bán hàng, thử nghiệm A/B thường xuyên được áp dụng cho việc tăng trải nghiệm lướt web và các chiến dịch chuyển đổi và tăng trưởng doanh thu, sử dụng các công cụ như landing page, form lead, pop-up, banner, webpush notifications,…
- Nâng cao trải nghiệm người dùng UI/UX
- Chiến lược giữ chân khách hàng
- Thúc đẩy tăng mua/ tăng giá trị đơn hàng
- Nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên,…
> Tham khảo các chiến dịch tăng chuyển đổi thông qua bộ công cụ tăng trưởng website tại đây.
3.2. Tối ưu chiến lược kinh doanh
Bên cạnh các thay đổi nhỏ trên website như màu sắc các button hay mẫu banner, những chiến lược tăng trưởng kênh, tăng trưởng doanh thu cũng cần được thử nghiệm để nâng cao chất lượng.
Giả sử thương hiệu có kênh bán trên sàn thương mại điện tử, nơi sở hữu lượt mua sắm khổng lồ và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, tuy nhiên, tại đây các thương hiệu cũng gặp các rào cản về:
- Khách hàng khó nhớ tên thương hiệu
- Không thể gửi tin cá nhân hóa trên các sàn thương mại điện tử
- Hệ thống của các sàn chỉ lưu trữ dữ liệu đơn hàng chứ không tự động lưu trữ dữ liệu khách hàng
- Một số sàn không cho can thiệp các ứng dụng tự động bên thứ 3,…
Dù mang lại doanh thu trong ngắn hạn nhưng lại khiến doanh nghiệp phải đau đầu trong việc remarketing, giữ chân khách hàng và chăm sóc họ một cách cá nhân hóa.
Những phương án được đề xuất tháo gỡ các rào cản trên là gửi tin CSKH hàng loạt trên ứng dụng sàn TMĐT và gửi tin tự động liên kênh ( gửi tin qua Zalo, Email hoặc SMS,…). Doanh nghiệp sẽ triển khai A/B testing dựa trên phân tích cụ thể và khi có được kết quả thử nghiệm thì quy trình gửi tin CSKH cho nhóm khách hàng TMĐT đã hoàn thiện, nhanh chóng và cực kỳ hiệu quả.
> Tìm hiểu 2 phương án gửi tin cho các doanh nghiệp
> Hướng dẫn quy trình A/B Testing và lời khuyên dành cho doanh nghiệp
3.3. Quảng cáo và bán hàng
Một chiến dịch quảng cáo Adwords, nhà sáng tạo nội dung luôn phải chuẩn bị tối thiểu 2 mẫu quảng cáo cho cùng một nhóm từ khóa và tiến hành chạy song song, từ đó đánh giá hiệu quả 2 mẫu chiến dịch sau một khoảng thời gian.
Điều này cũng được áp dụng tương tự với các chiến dịch chạy GDN và quảng cáo Facebook, các nhà sản xuất nội dung luôn phải chuẩn bị 2 ấn phẩm quảng cáo/ 2 post quảng cáo để thử nghiệm chất lượng nội dung rồi sau đó áp dụng phương án tốt nhất cho các chiến dịch tiếp theo.
Thực tế thì mọi hoạt động kinh doanh đều có thể được đưa vào thử nghiệm A/B, bất kể là toàn chiến lược tổng thể hay chỉ một chi tiết đơn giản trong quá trình triển khai. Mỗi thử nghiệm đều mang lại bài học đắt giá, ghi nhớ và tiếp thu những trải nghiệm này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình kinh doanh một cách trơn tru và hiệu quả hơn.
3.4. Gia tăng hiệu quả các chiến dịch gửi tin tới khách hàng
Các mẫu tin nhắn cũng giống như các post quảng cáo trên Facebook, cũng cần được thử nghiệm độ thuyết phục, khả năng chuyển đổi. Lý do là nội dung càng cuốn hút thì cơ hội lôi kéo khách hàng về website, các kênh mạng xã hội của thương hiệu càng cao, cơ hội có thêm khách hàng càng lớn. Chưa hết, nội dung có phù hợp với nhu cầu của người đọc còn giúp giảm nguy cơ tin nhắn của thương hiệu bị cho vào mục “Spam”/ thư rác.
Email Marketing là ví dụ điển hình của các “phễu lọc” tinh xảo và tự động. Nếu người nhận phải nhận quá nhiều mail “rác”, họ sẽ cho email của thương hiệu vào thư mục spam, lúc này email của thương hiệu sẽ bị đánh giá thấp của Google và hạn chế các chiến dịch gửi mail sau này sẽ khó xuất hiện trong hòm thư của mọi tập khách hàng.
Đó là lý do tại sao các chuyên gia Email marketing luôn đưa ra lời khuyên về việc kiểm soát tần suất tương tác của khách hàng qua các đường link (được gắn trong mail). Việc đo lường và phân tích tương tác trong chiến lược A/B testing sẽ giúp các marketer chọn ra nội dung mail phù hợp và áp dụng cách thức đó cho các chiến dịch tiếp theo.
Mong rằng bài viết này đã cụ thể hóa khái niệm A/B testing cho bạn đọc, doanh nghiệp bạn có đang áp dụng A/B testing? Nếu bạn đang tìm hiểu về các công cụ tối ưu website doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây.