
Mẫu tin nhắn tri ân khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc gây chú ý, lấy được thiện cảm và thu hút khách hàng quay trở lại với thương hiệu. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng GapOne tìm hiểu về các mẫu tin nhắn tri ân khách hàng và lý do tại sao mỗi doanh nghiệp đều nên sở hữu một bộ mẫu riêng nhé!
Tại sao doanh nghiệp cần mẫu tin nhắn tri ân khách hàng?
Tin nhắn tri ân khách hàng là dạng tin nhắn gửi tới những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Nội dung của những tin nhắn này sẽ bao hàm mục đích cảm ơn, gửi tặng voucher, quà tặng và thúc đẩy khách hàng cũ tương tác với doanh nghiệp qua việc đánh giá hoặc thực hiện khảo sát,…
Mẫu tin nhắn tri ân khách hàng chính là “thư viện” chứa đựng các nội dung được soạn sẵn dựa theo từng tình huống cụ thể, nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và đạt được hiệu quả tốt hơn khi gửi tin. Việc gửi tin tri ân khách hàng là một phần quan trọng trong hoạt động chăm sóc khách hàng.
Thực tế, theo báo cáo của Harvard Business Review, chi phí dành cho chăm sóc khách hàng cũ chỉ bằng ⅕ chi phí thu hút khách hàng mới. Trong khi đó, nhóm khách hàng “tiềm năng có sẵn của thương hiệu” này lại chiếm đến 80% doanh thu của doanh nghiệp. Có thể nói, việc chăm sóc khách hàng nói chung và gửi tin tri ân nói riêng đang giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng lớn ngân sách.
Ngoài giải quyết vấn đề về chi phí, xây dựng mẫu tin nhắn tri ân khách hàng còn đem lại những lợi ích sau:
- Gây chú ý và ghi dấu thương hiệu trong tâm trí khách hàng: Nhiều khách hàng dù mua sản phẩm nhưng lại không nhớ về thương hiệu, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng giá thấp và dễ bị thay thế. Việc gửi tin nhắn tri ân là hình thức “nhắc lại” giúp khách hàng nhớ về thương hiệu mỗi khi có nhu cầu liên quan.
- Làm khách hàng cảm thấy bản thân quan trọng và gắn bó với thương hiệu hơn: Việc được nhớ đến, được tri ân làm khách hàng cảm thấy bản thân mình quan trọng và dần trở nên thỏa mãn, “dễ tính” hơn với doanh nghiệp (Dựa trên tháp nhu cầu Maslow). Thông qua đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ hơn với khách hàng.
- Gián tiếp thu hút khách hàng mới: Trong Marketing, sức mạnh của truyền miệng (WoM) là vô cùng lớn. Chính vì vậy, việc tri ân khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp “lấy lòng” đối tượng hiện tại mà thông qua lời giới thiệu của họ, doanh nghiệp còn thu hút thêm hàng loạt đối tượng tiềm năng khác.
Ngoài ra, việc gửi tin nhắn tri ân cho khách hàng còn là cách để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp hơn trong phong cách cung ứng và quảng bá sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng.
Một số mẫu tin nhắn tri ân khách hàng hiệu quả
1. Mẫu tin nhắn tri ân khách hàng theo từng nhóm ngành tiêu biểu
Việc doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực, nhóm ngành nào sẽ quyết định rất lớn đến nội dung tin nhắn tri ân được gửi đi. Bởi, mỗi ngành nghề sẽ lại có chiến lược tri ân khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, tri ân khách hàng có thể triển khai bằng cách gửi mã giảm giá nhân dịp sinh nhật, thông qua đó cải thiện chỉ số Cross&Up Selling. Trong khi đó ngành y tế với đặc điểm chi phí cao, thời gian trải nghiệm lâu và đòi hỏi cân nhắc kỹ lưỡng, doanh nghiệp nên tiết chế lượng voucher và triển khai kèm tin nhắn xin đánh giá, mời thực hiện khảo sát để tri ân.
2. Mẫu tin nhắn tri ân khách hàng theo đặc điểm khách hàng
Đối với khách hàng vừa mới mua hàng ngày hôm qua, doanh nghiệp chắc chắn cần sử dụng nội dung gửi tin khác với khách hàng đã lâu không “ngó ngàng” gì đến thương hiệu. Đây được gọi là “cá nhân hóa” trong tin nhắn. Việc triển khai nội dung đúng với đặc điểm khách hàng là một cách để hạn chế tình trạng tin nhắn bị khách hàng bỏ qua và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
3. Mẫu tin nhắn tri ân khách hàng theo nội dung
Như đã đề cập ở trên, tin nhắn tri ân khách hàng bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau. Một bộ mẫu tin nhắn tri ân khách hàng cần có đầy đủ tất cả các nội dung đó. Phổ biến gồm có tin nhắn cảm ơn khách hàng, tin nhắn gửi tặng/ mời sử dụng voucher tri ân, tin chúc mừng các sự kiện đặc biệt, tin mời khách hàng tham gia khảo sát, tin truyền thông theo nhu cầu khách hàng,…
Dưới đây là một số mẫu nội dung phổ biến trong tin nhắn tri ân khách hàng:
Tại sao gửi tin nhắn tri ân khách hàng theo mẫu nhưng không hiệu quả?
Rõ ràng, việc gửi tin nhắn tri ân khách hàng đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều giá trị. Tuy nhiên, khi sử dụng chung một mẫu, có doanh nghiệp thành công, có doanh nghiệp lại thất bại? Vậy đâu là lý do khiến việc gửi tin nhắn tri ân khách hàng theo mẫu không hiệu quả?
Dưới đây là nguyên nhân và định hướng giải quyết cơ bản của từng trường hợp.
Nguyên nhân |
Lý giải |
Cách khắc phục |
Gửi tin quá nhiều Gửi một nội dung cho hàng loạt khách hàng |
Gửi nhiều tin khiến khách hàng cảm thấy bị “spam”. Tri ân quá nhiều, gửi quá nhiều voucher khiến khách hàng mất dần hứng thú. Nội dung không được cá nhân hóa, không phù hợp với nhu cầu khách hàng nên không có chuyển đổi. |
Cần phân nhóm khách hàng để nhận biết rõ nhu cầu của từng nhóm. Xây dựng nội dung tin nhắn riêng phù hợp với từng khách hàng. Gửi đúng tin đến đúng người, tránh gửi ồ ạt, gửi toàn bộ cho tất cả khách hàng. |
Sử dụng bộ mẫu tin nhắn tri ân khách hàng chung |
Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có đặc điểm và định hướng kinh doanh khác nhau. Thậm chí, dù là các doanh nghiệp cùng ngành nghề thì đối tượng mục tiêu, phân khúc khách hàng, định hướng thương hiệu, đặc điểm sản phẩm, các event liên quan,… cũng sẽ có sự khác biệt. |
Nên xây dựng bộ mẫu tin nhắn tri ân khách hàng riêng dựa trên đặc điểm khách hàng cũng như định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. |
Lựa chọn kênh chăm sóc khách hàng chưa phù hợp | Có những nền tảng khách hàng chỉ sử dụng để cập nhật tin tức, có những nền tảng khách hàng chỉ dùng để liên lạc.
Doanh nghiệp cần xác định đúng nền tảng mà khách hàng mục tiêu của mình xuất hiện và nhận tin. |
Lựa chọn kênh chăm sóc khách hàng phù hợp với khách hàng và khả năng của doanh nghiệp.
Nền tảng gửi tin hiệu quả phổ biến gần đây: Zalo |
Không đo lường kết quả gửi tin |
Không biết nội dung gửi tin có vấn đề ở đâu để khắc phục. Không xác định được đâu là nội dung hiệu quả và không hiệu quả. Không đo lường được các chỉ số hiệu quả của chiến dịch. |
Nên sở hữu nền tảng công nghệ cho phép thu thập dữ liệu tự động và báo cáo bằng bảng biểu trực quan, dễ hiểu. |
Có thể thấy, lời giải cho bài toán xây dựng mẫu gửi tin tri ân khách hàng hiệu quả chính dữ liệu. Dữ liệu giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu khách hàng, xác định được thói quen mua hàng, tình trạng hiện tại của khách hàng. Thông qua đó, phân nhóm khách hàng và chia sẻ nội dung phù hợp qua tin nhắn.
Để tìm hiểu chi tiết tại sao dữ liệu làm được điều đó, doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết được lấy ví dụ trên nền tảng Zalo sau đây: Chăm Sóc Khách Hàng Cũ Trên Zalo: Những Vấn Đề Thường Gặp Khiến Chiến Dịch Kém Hiệu Quả
Đồng thời, để đạt được hiệu quả gửi tin tốt nhất, doanh nghiệp nên ứng dụng các nền tảng công nghệ để dễ dàng hơn trong việc thu thập và phân tích dữ liệu, thiết lập gửi tin nhắn, xây dựng mẫu, gửi hàng loạt và đo lường hiệu quả. Các nền tảng công nghệ giúp doanh nghiệp kịp thời số hóa trên thị trường, triển khai mẫu gửi tin tri ân khách hàng hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí nhân sự.
Tổng kết
Trong bài viết trên, GapOne đã gợi ý cho doanh nghiệp những mẫu tin nhắn tri ân khách hàng cơ bản đồng thời giải thích và định hướng giải quyết tình trạng sử dụng mẫu tin tri ân nhưng không hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin này hữu ích đối với các doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nhân sự nhưng vẫn muốn sở hữu mẫu tin nhắn tri ân khách hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả, hãy liên hệ ngay với GapOne tại đây để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất.
Có thể doanh nghiệp quan tâm:
- Mẫu tin nhắn chăm sóc khách hàng Zalo giúp doanh nghiệp X2 doanh thu thông qua Up selling và Cross Selling
- Nâng tầm hoạt động giữ chân khách hàng với mẫu kịch bản chăm sóc khách hàng cũ
- Mẫu tin nhắn giới thiệu sản phẩm hấp dẫn doanh nghiệp không thể bỏ qua!