Blog

Zalo Ads Là Gì? Vận Hành Zalo Ads Từ A – Z Cho Người Mới Bắt Đầu

Zalo Ads Là Gì? Vận Hành Zalo Ads Từ A - Z Cho Người Mới Bắt Đầu

Chạy quảng cáo trên Zalo – Zalo Ads là một công cụ không mới, tuy nhiên so với các nền tảng chạy quảng cáo khác như Google Ads, Facebook Ads,… Zalo Ads có phần “lép vế” hơn về độ nhận diện đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đã thành công tiếp cận được khách hàng tiềm năng khi triển khai chạy quảng cáo trên kênh Zalo. Điều này chứng minh rằng, việc sử dụng Zalo Ads có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào chiến lược triển khai của doanh nghiệp. Trong bài viết này, GapOne cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về Zalo Ads cũng như cách vận hành nền tảng này hiệu quả.

Tổng quan về Zalo Ads

Zalo Ads là gì?

Zalo Ads là công cụ cho phép doanh nghiệp chạy quảng cáo trực tiếp trên nền tảng Zalo. Khi vận hành, doanh nghiệp có thể thiết lập hệ thống và cài đặt các trường thông tin để nội dung truyền thông được truyền tải và xuất hiện với đúng đối tượng mục tiêu. Hiện tại, các doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ này kể cả khi tài khoản Zalo OA chưa được xác thực. 

Zalo Ads là gì 

Các hình thức quảng cáo trên Zalo Ads

Zalo cung cấp tất cả 8 hình thức quảng cáo với mục đích mang lại đa dạng sự lựa chọn cho các nhóm ngành nghề doanh nghiệp với chiến lược, nội dung gửi tin khác nhau. 

Cụ thể sẽ được miêu tả trong bảng sau:

Hình thức quảng cáo Zalo Ads

Đặc điểm

Quảng cáo Commerce

Đây là hình thức quảng cáo được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp bán lẻ. Đối tượng mà dạng quảng cáo này hướng đến là những khách hàng thường xuyên/ có thói quen mua sắm trên Zalo. Thông qua quảng cáo, doanh nghiệp có thể thiết lập một trang giới thiệu sản phẩm, giới thiệu tới khách hàng nhằm kích thích nhu cầu để lại thông tin, tối ưu trải nghiệm khách hàng và tăng chuyển đổi đơn hàng trên Zalo. 
Quảng cáo Form Mục đích của hình thức quảng cáo này nhằm giúp doanh nghiệp thu thập thông tin khách hàng thông qua việc kích thích họ để lại thông tin trên form.

Để đạt được mục đích đó, quảng cáo sẽ được hiển thị luân phiên trên Zalo app (Zalo News Feed, Zalo Article).

Quảng cáo Tin nhắn Hình thức quảng cáo này tập trung vào việc hỗ trợ doanh nghiệp tương tác với khách hàng. Chính vì vậy, quảng cáo sẽ luân phiên xuất hiện trên hệ sinh thái Zalo Ads bao gồm Zalo app, Báo Mới, Zing Mp3,…

Quảng cáo Website

Giúp tăng lượt truy cập về Website doanh nghiệp thông qua quảng cáo. 
Quảng cáo Zalo Official Account Mỗi doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động marketing trên Zalo đều cần một tài khoản Zalo OA. Quảng cáo OA chính là một hình thức giúp doanh nghiệp quảng bá trang OA của mình đến toàn bộ người dùng của hệ thống Zalo. Điều này nhằm mục đích tăng lượt quan tâm cho tài khoản của doanh nghiệp.

Quảng cáo Video

Hình thức quảng cáo này được sinh ra nhằm hỗ trợ quảng bá các hoạt động giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến các tệp khách hàng tiềm năng. Thay vì các dòng chữ khô khan thông thường, định dạng này cho phép truyền tải tới người dùng dưới dạng video trực quan và sinh động, giúp truyền tải trọn vẹn thông điệp cũng như gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu. 
Quảng cáo Sản phẩm Với dạng quảng cáo này, doanh nghiệp có thể giới thiệu và bán sản phẩm của cửa hàng trong tài khoản OA tới người dùng Zalo.

Quảng cáo Bài viết OA

Là hình thức quảng cáo nhằm giới thiệu bài viết của doanh nghiệp đến người dùng Zalo. Đây là một hình thức thu hút khách hàng tập trung vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, từ đó nuôi dưỡng lòng trung thành và khẳng định chất lượng sản phẩm/ dịch vụ.

Cách tính chi phí chạy quảng cáo trên Zalo Ads

Tương tự các hình thức quảng cáo khác, Zalo Ads không có mức chi phí cố định. Chi phí chạy sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tệp khách hàng, thời gian chạy,… Hiện tại, Zalo Ads đang tính phí theo 4 cách sau:

  • CPC – (Cost per Click) – Tính phí theo lượt nhấp: Phương pháp tính phí này sử dụng được cho tất cả các hình thức Zalo Ads (Ngoại trừ quảng cáo Video)
  • CPV (Cost per View) – Tính phí theo lượt xem: Đây là cách tính dành riêng cho quảng cáo Video. Chi phí sẽ được tính khi khách hàng xem quá 30 giây. Trong trường hợp video của bạn ngắn hơn 30 giây, chi phí sẽ được tính khi khách hàng xem hết video. 
  • CPM (Cost per Mille) – Tính phí theo lượt hiển thị
  • CPA (Cost per Action) – Tính phí theo lượt liên hệ: Phương pháp này tính phí khi khách hàng phát sinh hành động với doanh nghiệp. Cụ thể, là khi khách hàng điền form/ nhắn tin/ đặt hàng khi doanh nghiệp chạy quảng cáo Form/ quảng cáo Tin nhắn/ quảng cáo Commerce.

Cách tính chi phí chạy quảng cáo trên Zalo Ads

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Zalo Ads

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn quảng cáo của mình sẽ đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, tương tự bất cứ nền tảng chạy quảng cáo nào khác, không phải cứ bỏ tiền là sẽ thu về được những khách hàng đúng mục tiêu mong muốn. Vậy, đâu là những yếu tố tác động đến kết quả của Zalo Ads.

Chỉ số CTR

CTR – Click Through Rate là chỉ số phản ánh mức độ chuyển đổi của quảng cáo. Thông thường, doanh nghiệp luôn kỳ vọng con số này càng cao càng tốt. Theo khuyến cáo của Zalo, tỷ lệ CTR đạt mức 0.7% – 0.9% là ổn định. Vậy nên, nếu quảng cáo của doanh nghiệp đang ở trên mức này chắc chắn là tín hiệu đáng mừng. Ngược lại, khi chỉ số này thấp hơn mức ổn định, doanh nghiệp nên xem xét lại nội dung quảng cáo và các cài đặt hệ thống. 

Giá thầu và số lượng nhấp quảng cáo

Giá thầu càng thấp thì lượt nhấp vào quảng cáo sẽ thấp theo. Điều này là do việc phân phối quảng cáo bị hạn chế. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc rất kỹ khi đưa ra một con số cụ thể. 

Ngân sách quảng cáo

Ngân sách quảng cáo liên quan trực tiếp đến cách doanh nghiệp đặt giá thầu, thời gian chạy chiến dịch hay phạm vi khách hàng. Nếu có mức chi phí cao, doanh nghiệp có thể lựa chọn các tham số trên thoải mái hơn. Ngược lại, khi ngân sách quảng cáo bị giới hạn, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ về việc nới lỏng hơn phạm vi khách hàng cũng như thời gian chạy chiến dịch. 

Phân biệt Zalo Ads và ZNS

Zalo Notification Service – ZNS là một hình thức gửi tin nhắn chủ động, với mục đích chính là chăm sóc khách hàng trên nền tảng Zalo.

Cả ZNS và Zalo Ads đều là những dịch vụ được nền tảng này tạo ra nhằm phục vụ cho hoạt động Marketing. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở mục đích tạo ra. Việc chạy quảng cáo trên Zalo là bước đầu tiên của Marketing – Thu hút khách hàng. Trong khi đó, ZNS lại chú trọng tới bước cuối cùng – Chăm sóc khách hàng và chuyển đổi khách hàng trung thành. 

Chúng ta có thể dựa vào những tiêu chí dưới đây để phân biệt:

  • Chức năng công cụ

Như đã giới thiệu ở trên, Zalo Ads là nền tảng chạy quảng cáo giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình dưới nhiều hình thức khác nhau như bài viết, video,…

Trong khi đó, Zalo ZNS là công cụ hỗ trợ gửi thông báo chủ động tới khách hàng với nhiệm vụ là tối ưu hiệu quả chăm sóc khách hàng .

  • Khách hàng mục tiêu

Tệp khách hàng mục tiêu của Zalo Ads là rất rộng bởi công cụ hướng đến việc tiếp cận và thu hút khách hàng cho doanh nghiệp. Bất cứ người dùng Zalo nào cũng có thể nằm trong phạm vi quảng cáo của doanh nghiệp. Khi muốn nhắm vào một tệp nhất định, doanh nghiệp có thể thiết lập các trường thông tin phân loại khác nhau.

Trong khi đó, khách hàng mục tiêu của ZNS lại là những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Mục đích của công cụ này là nhằm gia tăng tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng cũ, từ đó giữ chân, duy trì mức độ hài lòng của khách hàng và chuyển đổi họ thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp

  • Các điều kiện kèm theo

Về cơ bản, việc chạy một chiến dịch quảng cáo trên Zalo khá đơn giản và dễ dàng vì không có nhiều điều kiện kèm theo. Có lẽ, khi chạy Zalo Ads, doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều nhất đến ngân sách. Trong khi đó, để hoạt động ZNS, doanh nghiệp trước hết phải được xác thực tài khoản Zalo OA và truy xuất bảo mật. Đồng thời các nội dung gửi đi cũng sẽ bị kiểm duyệt về mặt nội dung. Quy trình này diễn ra khá khắt khe và phức tạp.

Có nên chạy quảng cáo trên Zalo Ads hay không?

Chạy quảng cáo trên Zalo đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bởi lẽ, Zalo vốn là một nền tảng mạnh hàng đầu Việt Nam và sở hữu lượng người dùng đông đảo, đa dạng – Rất phù hợp cho hoạt động chạy quảng cáo.

Các lợi ích tuyệt vời của Zalo Ads có thể kể đến:

  • Tiềm năng tiếp cận người dùng lớn: Zalo đạt tỷ lệ 60% người dùng tích cực, với lượt truy cập trung bình 30 phút/ngày/ người.
  • Tiết kiệm chi phí với mức giá thầu thấp hơn hẳn so với các nền tảng quảng cáo khác
  • Dễ dàng kết nối với khách hàng: Zalo xuất phát là một nền tảng liên lạc. Chính vì vậy, nền tảng này có thế mạnh trong việc nhắn tin, tương tác và kết nối khách hàng 

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm lợi đó, Zalo Ads chắc chắn sẽ còn tồn tại nhiều hạn chế. Rõ ràng nhất, nếu doanh nghiệp chỉ vận hành Zalo Ads riêng lẻ, việc chạy quảng cáo trên Zalo (Một nền tảng hầu như khách hàng chỉ truy cập để nhắn tin) sẽ không thể hiệu quả bằng Google và Facebook (Những nền tảng mạnh về tìm kiếm thông tin). Chính vì vậy, để tiếp cận khách hàng ở mọi điểm chạm của hành trình, doanh nghiệp cần một chiến lược kết hợp Zalo Ads với các công cụ khác của Zalo như Zalo Mini App, Zalo ZNS, Zalo OA – Điển hình như Growth Zalo Solution, nhằm giải quyết nhược điểm của Zalo Ads. 

Hướng dẫn vận hành Zalo Ads từ A – Z

1. Hướng dẫn tạo tài khoản chạy Zalo Ads

  • Bước 1: Doanh nghiệp đăng nhập vào hệ thống của Zalo Ads
  • Bước 2: Xác nhận thông tin và hợp đồng quảng cáo trực tuyến 
  • Bước 3: Nạp tiền và chuẩn bị các nội dung để chạy quảng cáo

Xác thực thông tin để tạo tài khoản Zalo Ads

2. Các bước chạy quảng cáo Zalo

Nếu doanh nghiệp chưa thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Làm sao để vận hành Zalo Ads?” thì dưới đây sẽ là các bước cơ bản doanh nghiệp cần phải thực hiện. 

  • Bước 1: Tạo tài khoản Zalo Ads và đăng nhập vào trang quảng cáo của Zalo.
  • Bước 2: Vào trang Tạo quảng cáo → Lựa chọn hình thức quảng cáo → Lựa chọn trang/ website/ sản phẩm muốn quảng cáo → Đặt tên cho chiến dịch và nhấn vào nút “Tạo quảng cáo”.
  • Bước 3: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu, khoanh vùng và chọn đối tượng quảng cáo (đối tượng, giới tính, độ tuổi, địa điểm, phạm vi,…).
  • Bước 4: Đặt ngân sách quảng cáo và lên lịch chạy quảng cáo. Hình thức tính phí phổ biến nhất của Zalo Ads là tính theo CPC (cost per click) – phát sinh chi phí trên mỗi lượt click. Mức giá này là giá đấu thầu giữa các nhà quảng cáo cùng tham gia quảng cáo trên hệ thống. Vì vậy, nhà quảng cáo hoàn toàn chủ động thay đổi mức giá này để tăng thêm sức cạnh tranh và hiện quả cho quảng cáo.
  • Bước 5: Tối ưu hoá nội dung cho quảng cáo mới nhất. Với số ký tự bị  giới hạn với mỗi bài viết quảng cáo, nhà quảng cáo cần biên soạn nội dung để tối ưu hiệu quả quảng cáo. Cùng với đó, banner quảng cáo hay video cũng cần chọn kích cỡ và dung lượng phù hợp với thông tin yêu cầu của hệ thống.
  • Bước 6: Bổ sung thông tin hợp lý cho chiến dịch quảng cáo.
  • Bước 7: Chọn lưu và gửi bài chờ hệ thống duyệt.

3. Những lưu ý khi triển khai Zalo Ads

Khi triển khai Zalo Ads, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu thiết lập quảng cáo theo chiến dịch, doanh nghiệp sẽ không thể điều chỉnh được quảng cáo theo ngày (Sau khi Zalo duyệt quảng cáo).
  • Giá tối thiểu là mức giá Zalo tự đặt ra.
  • Nếu nhóm đối tượng nhận quảng cáo càng rộng, chi phí sẽ càng thấp. Ngược lại, khi doanh nghiệp đặt ra khách hàng mục tiêu càng chi tiết, chi phí sẽ càng cao. 
  • Luôn đảm bảo chi phí trong tài khoản quảng cáo lớn hơn tổng lượt click trong ngày x số lượng click.
  • Số click mà doanh nghiệp thiết lập khi chạy quảng cáo sẽ tỷ lệ thuận với mức độ quảng cáo được phân phối và hưởng ứng.
  • Đặt giá thầu cao hơn giá Zalo đề xuất.
  • Chọn số click theo ngày. Số click theo ngày nên đạt mốc tối thiểu là 50 để đạt hiệu quả. 

Tuy nhiên, trên đây chỉ là các bước cơ bản mà doanh nghiệp có thể áp dụng để bắt đầu làm quen với việc chạy quảng cáo trên Zalo. Đối với mỗi ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, doanh nghiệp cần có những định hướng chiến lược và cách triển khai khác nhau để tối ưu hiệu quả chiến dịch và không làm lãng phí nguồn ngân sách. 

Hy vọng bài viết trên đã đáp ứng được nhu cầu thông tin cơ bản cho doanh nghiệp. Để tìm hiểu sâu hơn và nhận được sự tư vấn cụ thể về chiến lược triển khai Zalo Ads cũng như cách kết hợp công cụ này với các nền tảng khác, hãy liên hệ ngay với các đội ngũ GapOne tại đây

Doanh nghiệp có nên sử dụng dịch vụ Zalo Ads từ bên thứ 3?

Đăng ký ngay!

 

Leave a Reply

Discover more from GapOne

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading