Blog

Zalo Marketing Là Gì? Các Hình Thức Marketing Trên Zalo

Zalo Marketing là gì và các hình thức Marketing trên Zalo

Zalo là ứng dụng liên lạc vô cùng phổ biến tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên việc triển khai Zalo Marketing sao cho đạt kết quả tối ưu nhất chưa được nhiều doanh nghiệp triển khai thành công. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng GAPONE định nghĩa chi tiết về hoạt động và các hình thức Marketing trên Zalo, cũng như những bí quyết tiếp thị hiệu quả trên nền tảng này. 

Zalo Marketing là gì?

Zalo Marketing là hoạt động thực hiện một chuỗi các công việc bao gồm nghiên cứu, triển khai và đo lường trên nền tảng Zalo nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Trong đó, tăng tỷ lệ khách hàng mới và duy trì tương tác với khách hàng cũ là hai mục tiêu phổ biến nhất. 

Zalo Marketing
Marketing trên Zalo đang chứng minh tiềm năng của mình.

Là một hình thức tiếp thị online trên mạng xã hội, Zalo Marketing vẫn đảm bảo được các hoạt động phổ biến bao gồm PR, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, xây dựng thương hiệu. Với tiềm năng sẵn có của nền tảng này, nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh tìm hiểu và triển khai các hoạt động Marketing trên Zalo nhằm thu hút và chăm sóc khách hàng. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu và giá trị thương hiệu.

Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng Zalo Marketing?

Có rất nhiều nền tảng triển khai Marketing, nhưng tại sao doanh nghiệp nên cân nhắc về Zalo. Các lý do dưới đây sẽ là câu trả lời xác đáng nhất cho câu hỏi trên. 

1. Zalo Marketing giúp dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu

Khi so sánh với các ứng dụng Việt, Zalo luôn là ứng dụng dẫn đầu. Thậm chí, khi đặt cạnh những ông lớn như Facebook, Twitter, LinkedIn,… Zalo vẫn không hề bị lép vế. Zalo là ứng dụng duy nhất hiện nay giải quyết được 2 vấn đề: 

  • Vấn đề về tệp người dùng: Người dùng trên Zalo trải rộng từ thế hệ trẻ cho đến người lớn tuổi thay vì chỉ tập trung vào một phân khúc như các nền tảng khác. Khi triển khai Marketing trên Zalo, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định và tiếp cận đến khách hàng mục tiêu bất kể ngành nghề, phân khúc, đặc điểm đối tượng mà doanh nghiệp đang hướng tới.
  • Vấn đề về tài khoản ảo: Với chính sách mỗi tài khoản tương đương với một số điện thoại người dùng, hiện trạng tài khoản ảo được giảm xuống tối đa. Điều đó cho phép bất cứ tin nhắn, bài đăng, quảng cáo nào được truyền đi cũng sẽ được gửi đến một khách hàng thực tế thay vì một tài khoản “ma”.
Tiếp cận khách hàng dễ dàng
Tệp khách hàng trên Zalo vô cùng chất lượng.

Dĩ nhiên, mỗi một nền tảng đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Nhưng nếu chỉ đứng trên phương diện về khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu, Zalo hoàn toàn cho thấy lợi thế của mình. 

2. Tối ưu hóa mức chi phí đầu tư

Chi phí thực hiện hoạt động Marketing trên Zalo hấp dẫn hơn rất nhiều so với các nền tảng khác. Không chỉ có chi phí rẻ gấp 4 lần so với SMS truyền thống, nhiều tính năng trên Zalo còn cho phép doanh nghiệp triển khai miễn phí trong một khoảng thời gian hoặc số lượng giới hạn nhất định. 

Tiêu biểu như hoạt động ZNS, tin nhắn của doanh nghiệp sẽ chỉ bị tính phí khi lệnh gửi đi thành công. Trường hợp lệnh bị lỗi, chi phí bỏ ra sẽ không bị mất đi. 

3. Nhiều tính năng hỗ trợ hoạt động Marketing

Với nền tảng là một ứng dụng nghe, gọi, nhắn tin, nhiều doanh nghiệp tin rằng Marketing trên Zalo chỉ tập trung vào những hoạt động này. Tuy nhiên, ứng dụng còn cho phép doanh nghiệp đăng bài, gửi tin hàng loạt, chạy quảng cáo, lên kế hoạch chiến dịch, đo lường kết quả,… 

Ngay cả với tính năng cơ bản nhất là gửi tin, Zalo cũng đã bổ sung thêm nhiều yếu tố hỗ trợ để tin nhắn gửi đi có tỷ lệ click và mở ra cao nhất. Theo thống kê, tỷ lệ mở thư trên Zalo là 40%, trong khi đó, đối với Facebook là 5 -10%. 

4. Thân thiện với doanh nghiệp Việt

Zalo là ứng dụng của người Việt, chính vì vậy, nền tảng này được thiết kế sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp Việt, khách hàng Việt. Giao diện dễ dùng, sử dụng chữ quốc ngữ, cùng những tính năng Marketing được nghiên cứu phù hợp dành riêng cho thị trường nội địa. 

Các hình thức Marketing trên Zalo doanh nghiệp cần nắm rõ

1. Zalo Marketing bằng tài khoản cá nhân

Tài khoản cá nhân hoàn toàn có thể đưa vào hoạt động Marketing. Hình thức này tập trung vào một điểm duy nhất, tận dụng và khai thác tối đa các tính năng miễn phí mà Zalo cung cấp. 

Các tính năng này bao gồm: kết bạn hàng loạt, nhắn tin, đăng tải các bài viết, tham gia các hội nhóm liên quan để “cào” tệp khách hàng và nghiên cứu đối thủ,… Các hoạt động này tưởng đơn giản nhưng lại hỗ trợ rất nhiều trong việc tăng lượng người tiếp cận, biết đến doanh nghiệp và thu hút khách hàng tiềm năng. 

2. Zalo Marketing với tài khoản OA

Zalo OA (Zalo Official Account) là tài khoản chính thức dành riêng cho các doanh nghiệp. Có thể nói, trong 3 hình thức Zalo Marketing, đây là hình thức doanh nghiệp hoạt động chính và nên đầu tư nhiều nhất để phát triển lâu dài. 

Marketing bằng tài khoản OA
Đây là hình thức Marketing Zalo chủ đạo của nhiều doanh nghiệp.

Hình thức này đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều tính năng. Dưới đây là một số tính năng nổi bật nhất:

  • Cho phép đăng bài viết để tăng độ nhận diện và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
  • Cho phép gửi 4 tin Broadcast/tháng cho mỗi khách hàng có quan tâm và đã là khách hàng của doanh nghiệp.
  • Gửi tin nhắn trực tiếp đến khách hàng nhằm truyền thông, chăm sóc khách hàng.
  • Cho phép tạo của hàng, thêm sản phẩm và kinh doanh trực tiếp qua Zalo Shop.
  • Hiển thị thông báo đẩy cho những khách hàng của bạn. 

3. Zalo Marketing bằng dịch vụ quảng cáo

Như đã nói ở trên, doanh nghiệp không chỉ có thể tiếp cận khách hàng thông qua tin nhắn mà còn có thể thực hiện các hoạt động quảng cáo tương tự các nền tảng khác. Đây là một hình thức tiếp thị trả phí cho phép doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng mới. 

Quảng cáo
Zalo Ads cho phép doanh nghiệp chạy các chương trình quảng cáo nhằm thu hút khách hàng.

Những ưu điểm của hình thức này có thể kể đến:

  • Người dùng có thể tùy chỉnh, thiết lập các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, địa điểm,… để đảm bảo quảng cáo được hiển thị đến đúng những khách hàng mục tiêu.
  • Hỗ trợ rất nhiều hình thức quảng cáo khác nhau. Tùy vào mục đích, người dùng có thể lựa chọn các hình thức cho phù hợp. Ví dụ như: quảng cáo qua form, quảng cáo website, quảng cáo Zalo OA, quảng cáo sản phẩm, quảng cáo bài viết,…
  • Chi phí được tính theo CPC (Số lượt click vào). Doanh nghiệp cũng có quyền đặt mức chi phí mong muốn. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, dễ dàng kế toán, hoạch định các hoạt động Marketing.

4. Zalo Marketing hỗn hợp

Zalo Marketing hỗn hợp bản chất không phải là một hình thức mà là một cách kết hợp. Hiểu đơn giản, việc doanh nghiệp sử dụng kết hợp 2 hoặc cả 3 hình thức Zalo Marketing trên thì đó chính là Zalo Marketing hỗn hợp.

Có nhiều cách kết hợp các hình thức Marketing. Doanh nghiệp có thể kết hợp tất cả cùng một lúc hoặc chia ra theo từng giai đoạn hành vi của khách hàng. Điều này đòi hỏi hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu, hoạch định và xây dựng chiến lược. 

4 ứng dụng Marketing phổ biến trên Zalo 

Mỗi hình thức Zalo Marketing đều sở hữu những tính năng, ứng dụng vô cùng hữu ích. Dưới đây là 4 ứng dụng được sử dụng nhiều nhất bởi các doanh nghiệp đã và đang hợp tác với GAPONE. 

1. ZNS – Chăm sóc khách hàng hiệu quả

ZNS là hình gửi tin nhắn chủ động với mục đích chính là chăm sóc khách hàng trên Zalo. Các doanh nghiệp thường sử dụng ứng dụng này nhằm giữ chân khách hàng cũ và duy trì lòng trung thành ở phía khách hàng.

ứng dụng chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng là một hoạt động quan trọng doanh nghiệp không thể bỏ qua.

Tin nhắn ZNS cũng là hình thức gửi tin phổ biến nhất trên Zalo được các doanh nghiệp áp dụng. Thường thấy nhất là tin nhắn thông báo hành trình đơn hàng, tin nhắn chúc mừng sự kiện,…

2. Zalo Ads – Khai phá khách hàng mục tiêu

Tương tự như bất cứ hình thức quảng cáo ở bất kỳ nền tảng nào, Zalo Ads được các doanh nghiệp ứng dụng nhiều nhất vào hoạt động thông báo các sự kiện, chương trình nổi bật và đặc biệt là tìm kiếm và thu hút khách hàng mới.

3. Zalo Form – Thu thập dữ liệu khách hàng

Muốn tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất, doanh nghiệp bắt buộc phải nắm rõ thông tin về khách hàng của mình. Lúc này, Zalo Form sẽ phát huy tối đa sức mạnh của mình trong việc thu thập dữ liệu khách hàng. Những dữ liệu này không chỉ có tác dụng trong việc phục vụ Zalo Marketing mà còn là nền tảng để triển khai các chiến dịch marketing trên các nền tảng khác, ví dụ như Telesales. 

4. Zalo Broadcast – Gửi tin hàng loạt 

Gửi tin nhắn hàng loạt giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí. Zalo Broadcast không chỉ đơn giản cho phép doanh nghiệp gửi tin mà còn dễ dàng trong việc thiết lập khách hàng nhận tin. Một yếu tố không thể bỏ qua của Broadcast chính là khả năng truyền tải đa phương tiện, cho phép doanh nghiệp sáng tạo hơn trong việc tạo tin.

Gửi tin nhắn hàng loạt
Zalo Broadcast là một ứng dụng được nhiều doanh nghiệp yêu thích bởi khả năng gửi tin đa phương tiện nhanh chóng.

» Xem thêm: Tất Cả Các Tính Năng Gửi Tin Trên Zalo Doanh Nghiệp Có Thể Ứng Dụng Để Lôi Kéo Và Giữ Chân Khách Hàng

Bí quyết tiếp thị hiệu quả trên Zalo

Triển khai Zalo Marketing sẽ đem lại rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để triển khai một chiến dịch hiệu quả là không hề đơn giản. Điều này chính xác không chỉ với Zalo mà với tất cả các nền tảng. Doanh nghiệp có thể tham khảo các bí quyết tiếp thị hiệu quả trên Zalo dưới đây để tiến gần hơn đến thành công nhé. 

  • Kết hợp giữa các hình thức Marketing trả phí và miễn phí. Zalo miễn phí rất nhiều tính năng cho doanh nghiệp, chính vì vậy, nên khai thác tối đa những yếu tố được này. 
  • Tập trung phát triển các nội dung hay, có ích và hướng tới khách hàng. Khách hàng có thể biết đến doanh nghiệp thông qua quảng cáo nhưng có ở lại hay không phụ thuộc rất lớn vào những giá trị mà doanh nghiệp đem lại. Bên cạnh việc phát triển các nội dung vê doanh nghiệp, hãy truyền tải thêm nhiều nội dung có ích khác.
  • Nhanh chóng, tận tình trong việc tư vấn khách hàng. 
  • Đừng quên nghiên cứu và xây dựng chiến lược trước khi triển khai trên Zalo. Zalo cho phép doanh nghiệp định vị khách hàng cùng hàng loạt tính năng hấp dẫn khác. Đừng bỏ phí chúng, hãy khai thác tối đa và lựa chọn từng tính năng phù hợp nhất với mỗi giai đoạn marketing. 

GAPONE – Tối ưu hóa kết quả Zalo Marketing với bộ công cụ tăng trưởng kênh Zalo

GAPONE tự hào là nền tảng cung cấp các giải pháp tiếp thị đa kênh tự động hàng đầu Việt Nam. Nhận thấy tiềm năng của các nền tảng Việt, chúng tôi cho ra đời bộ công cụ tăng trưởng kênh Zalo và đã thành công hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong hoạt động Zalo Marketing. 

GAPONE - bộ công cụ tăng trưởng kênh Zalo

Không chỉ đơn giản là tự động hóa các ứng dụng, GAPONE nổi bật với việc xây dựng chiến lược và hành trình khách hàng dành riêng cho từng doanh nghiệp. Liên hệ ngay tại đây để nhận được tư vấn từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm của GAPONE. 

 

Leave a Reply

%d bloggers like this: