
Gửi tin nhắn Zalo marketing tương tác với khách hàng là một trong những phương pháp Tiếp thị và chăm sóc khách hàng được ưa chuộng nhất hiện nay. Nhờ vào hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp, Zalo trong năm 2022 bỗng vụt sáng trở thành kênh Marketing và CSKH xu hướng, được nhiều nhà kinh doanh săn đón.
Trên mỗi giai đoạn kinh doanh, Zalo cung cấp tính năng gì để hỗ trợ doanh nghiệp
Đối với các nhà kinh doanh bán lẻ, có 3 hoạt động cần quan tâm nhất đó là Marketing, bán hàng, CSKH và ứng dụng Zalo phát triển với khả năng đáp ứng được tất cả các hoạt động đó.
Hệ sinh thái Zalo Business
Tư tưởng cải tiến Zalo không phải chỉ dừng lại ở ứng dụng nhắn tin, gọi điện thông thường, thay vào đó Zalo muốn tự xây dựng cho mình một hệ sinh thái doanh nghiệp, cung cấp mọi công cụ, giải pháp mà doanh nghiệp cần để tăng trưởng hoạt động kinh doanh của mình. Tất cả những giải pháp đó, tất cả đã tạo nên một hệ sinh thái Business khổng lồ với nền tảng trung tâm là Zalo.
Điểm khác biệt của hệ sinh thái Zalo Business khiến các nhà đầu tư phải chú ý đó là các giải pháp có trong hệ sinh thái được phát triển bởi nhiều nhà cung cấp công cụ số khác nhau. Hệ sinh thái Zalo đại diện cho một hệ tư tưởng kinh doanh mở, với Zalo và API liên kết mở, việc có thể cùng nhau phát triển như mũi tên trúng 2 đích, vừa đáp ứng được cả lợi ích đôi bên, vừa thỏa mãn được mục tiêu tăng trưởng cho doanh nghiệp khách hàng của các nhà cung cấp công cụ số hóa.
Zalo hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào 3 hoạt động chính trong kinh doanh
Zalo sở hữu bộ công cụ ZNS, tức là gửi tin nhắn qua Zalo giúp doanh nghiệp thực hiện hóa những chiến lược marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả. Đây có lẽ là bộ công cụ quyền lực nhất khi có thể hỗ trợ doanh nghiệp gửi tin nhắn tiết kiệm và cá nhân hóa.
Bên cạnh Zalo ZNS, hệ sinh thái Zalo còn cung cấp nhiều bộ công cụ khác phục vụ cho 3 hoạt động chính của doanh nghiệp.
Zalo Marketing
Là ứng dụng mạng xã hội được sử dụng nhiều thứ 2 tại Việt Nam, Zalo có những tiềm năng Marketing lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng.
Với số lượng người dùng lên đến 64 triệu người (theo Vietnamnet), doanh nghiệp hoàn toàn có cơ hội tương tác với khách hàng của mình một cách gần gũi và Zalo Ads sinh ra để làm điều đó.
Tuy nhiên, vì bắt nguồn là ứng dụng nghe gọi và nhắn tin nên giải pháp Zalo Ads có lẽ chưa phải là giải pháp thực sự tối ưu khi mà chi phí phải chi trả cho một chiến dịch quảng cáo này là quá lớn, không phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế mà nhiều nhà kinh doanh “nghiêng mình” về việc đầu tư quảng cáo giá thấp hơn cho các nền tảng như Facebook và Instagram.
Nhưng như đã nói, Zalo là một ‘hệ tư tưởng’ mở, ngoài việc tiếp cận khách hàng qua quảng cáo, doanh nghiệp thay vào đó có thể sử dụng Zalo OA để tạo ra cộng đồng những người quan tâm, đăng tải trạng thái, cập nhật tin tức, khuyến mãi của mình để thu hút khách hàng mua sắm nhiều hơn. Ngoài ra, người bán còn có thể sử dụng chiến lược nội dung đa kênh để lôi kéo người tiêu dùng từ các kênh khác như Facebook, Instagram, các sàn TMĐT về và gửi tin nhắn ZNS Remarketing qua Zalo tiết kiệm với mức chi phí chỉ từ 0đ.
Đó cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa Zalo Ads và ZNS.
- Zalo Ads sử dụng chi phí để tiếp cận với những người dùng trên Zalo, họ có thể chưa biết đến hoặc chưa phát sinh sự quan tâm với ngành hàng của bạn.
- Zalo ZNS chỉ có thể gửi tin nhắn đến những người dùng mà bạn đã có số điện thoại/tài khoản Zalo của họ và những người đã quan tâm OA của nhãn hàng.
> Để biết thêm về Zalo OA tham khảo các bài viết dưới đây:
Bán hàng qua Zalo
Zalo được thiết kế như mạng xã hội người dùng, mỗi người sở hữu một tài khoản và bạn có thể giao bán bất cứ thứ gì với vai trò là người bán cá nhân. Nhưng với doanh nghiệp, để có thể tăng trưởng, các nhà kinh doanh cần sự uy tín của trang bán để có thể lôi kéo người dùng mua sắm tại thương hiệu của mình.
Hiểu được nhu cầu đó, Zalo thiết kế nên công cụ Zalo Shop để các nhà bán lẻ có thể đăng tải sản phẩm của mình và cung cấp thông tin chi tiết sản phẩm giống như một trang mua sắm TMĐT tử để “thuyết phục” khách hàng thêm hàng vào giỏ.
Giống với Zalo OA , đây là công cụ đi liền với tính năng Official Account (OA) của Zalo. Việc tích hợp các công cụ vào OA giúp các nhà kinh doanh có thể triển khai các chiến dịch của mình một cách đơn giản. Chưa hết, để tăng độ uy tín cho OA cũng như Zalo Shop của nhãn hàng, Zalo còn thêm tính năng tích vàng giúp hạn chế mọi khả năng làm giả thương hiệu trên thị trường.
Chăm sóc khách hàng dễ dàng với Zalo
Chăm sóc khách hàng (CSKH) có lẽ là hoạt động mà doanh nghiệp bị lôi cuốn nhất khi sử dụng Zalo trong kinh doanh. ZNS tương tác với khách hàng theo 3 cách:
Gửi tin nhắn CSKH qua Zalo theo bất cứ phương pháp nào đều có chi phí rất rẻ mà tỷ lệ tương tác với tin nhắn rất cao. Đó là lý do vì sao gửi tin nhắn Zalo tiết kiệm lại trở thành thương hiệu nhận diện của ứng dụng này. Hiệu quả hơn, Zalo còn cho phép doanh nghiệp và khách hàng tương tác 2 chiều. Điều này giúp người bán có thể thân thiết với người mua hơn và đồng thời “bóc tách” được những sự thật hiểu ngầm (insights) của người tiêu dùng để thiết kế chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.
Nhắc đến tin nhắn CSKH qua Zalo, bạn có thể nghĩ ngay đến các mẫu tin chấm điểm/đánh giá sản phẩm/dịch vụ, tin nhắn chăm sóc khách hàng thân thiết và các chuỗi tin chăm sóc sau mua,….
> Các kịch bản tin nhắn chăm sóc qua Zalo được biên soạn chi tiết tại đây, mời bạn đọc tham khảo!
Gửi tin nhắn Zalo marketing tự động cùng nền tảng tăng trưởng công nghệ số GAPONE
- Với số lượng khách hàng lớn, làm sao để gửi tin nhắn cá nhân hóa tới từng khách hàng?
- Làm sao để bạn biết người dùng Zalo tương tác với tin nhắn của bạn?
- Hiệu quả của các chiến dịch gửi tin nhắn Marketing và CSKH qua Zalo được đánh giá qua yếu tố gì?
- Có thể gửi tin nhắn Zalo marketing tự động hay không?
Đáp án được GAPONE trả lời trong các tính năng giải pháp của mình. Với khả năng tích hợp dữ liệu và gửi tin nhắn đa kênh, GAPONE cho phép doanh nghiệp gửi tin nhắn Zalo trên chính giao diện của mình.
Điểm khác biệt của việc gửi tin qua Zalo và gửi qua GAPONE đó là tính cá nhân hóa. Thay vì gửi đồng loạt tin nhắn đến tất cả các khách hàng của mình, bạn có thể thêm các dữ liệu cá nhân hóa như tên, mã đơn hàng, sản phẩm đã mua, … vào nội dung tin nhắn để tăng tính độc đáo và tính thuyết phục của tin. Đây cũng là giải pháp giúp GAPONE thiết kế ra những mẫu tin Follow – up chăm sóc khách hàng sau mua hiệu quả hơn.
Chưa kể đến, GAPONE còn giúp nhà kinh doanh tiết kiệm thời gian và nhân lực thông qua tính năng tạo luồng chiến dịch tự động, hay nói cách khác là gửi tin nhắn tự động qua Zalo. Chỉ cần thiết lập luồng, một cú click và khách hàng của bạn sẽ nhận được thông điệp từ thương hiệu.
Tin nhắn gửi lỗi? Công nghệ 4.0 và GAPONE sẽ giải quyết giúp bạn bằng khả năng gửi tin fail-over, cho phép thêm kênh nhận tin dự phòng (SMS, Email, …) trong trường hợp luồng gửi tới Zalo của khách hàng bị lỗi.
Cuối cùng là bạn có thể theo dõi hiệu quả và điều chỉnh chiến dịch thông qua Dashboard chỉ số thông minh. Hệ thống bảng biểu và số liệu dễ nhìn giúp bạn kịp thời thay đổi chiến lược của mình khi gặp lỗ hổng.
GAPONE Growth Social là bộ công cụ của GAPONE ứng dụng mô hình Omnichannel, tận dụng lý thuyết này để tăng trưởng hệ thống các kênh Social của doanh nghiệp. Bên cạnh những công cụ công nghệ số, GAPONE còn cung cấp những kịch bản chiến lược qua Zalo, giúp doanh nghiệp gửi tin nhắn Zalo tự động, tiết kiệm và hiệu quả.
Tham khảo thêm về bộ công cụ Growth Social của chúng tôi tại đây