
Phương pháp giúp tăng cơ hội chốt sale cho người mới kinh doanh Shopee
Ngoài những áp lực về số lượng đơn hàng trong thời gian đầu, người bắt đầu kinh doanh trên Shopee còn phải chịu những áp lực trong việc chuẩn bị hành trang kinh doanh như phân tích thị trường, chiến lược Marketing – Bán hàng – CSKH, chiến lược kinh doanh, …. Thực tế cho thấy rất nhiều người vì không chuẩn bị kỹ kiến thức mà từ bỏ ngay từ giai đoạn “trứng nước”. Vì thế mà chúng tôi sẽ chia sẻ những thao tác cơ bản giúp bạn “chải chuốt” cho cửa hàng nhỏ của mình trong thời gian đầu kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee.
Đầu tư vào hình ảnh xuất hiện trên sàn
Hình ảnh là yếu tố trọng yếu để khách hàng đánh giá và đưa ra quyết định click vào gian hàng của bạn hay của đối thủ. Sản phẩm càng bắt mắt lượt truy cập càng cao, kéo theo cơ hội chốt đơn cũng cao hơn.

- Ảnh bên ngoài là ảnh xuất hiện trong danh sách các sản phẩm cùng loại của đối thủ

- Ảnh mô tả sản phẩm là ảnh mô tả chi tiết sản phẩm và chứng minh độ uy tín, chất lượng của sản phẩm
Khi chụp/thiết kế ảnh sản phẩm bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Sản phẩm luôn ở trung tâm
- Ảnh chất lượng, rõ nét và đủ ánh sáng
- Thể hiện được đúng mẫu mã, màu sắc, chỉ số cơ bản,… của sản phẩm
- Khi thiết kế bạn nên chú ý đến mác Khuyến mãi, Yêu thích, Freeship Extra để tránh bị che khuất hình ảnh sản phẩm nhé.
Đối với hình ảnh mô tả chi tiết bên trong, bạn có thể đầu tư video review sản phẩm thực tế để người mua có cái nhìn cụ thể nhất và tăng độ uy tín cho sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.
*Lưu ý: Bạn chỉ có thể tải video lên từ app Shopee
Tối ưu SEO Shopee
SEO Shopee có mục đích cũng giống với SEO Website đó là “làm từ khóa” để sản phẩm xuất hiện nhiều trên TOP tìm kiếm, thu hút khách hàng mua sắm tự nhiên và tiết kiệm chi phí quảng cáo.
Tuy nhiên, không quá cầu kỳ như tối ưu SEO Web, SEO Shopee chỉ cần bạn hoàn thiện các thao tác đơn giản sau:
- Nghiên cứu từ khóa
- Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO: kích thước vuông, tên ảnh nên chứa từ khóa
- Tiêu đề sản phẩm nên chứa từ khóa chính và phụ
- Tên Shop có thể nên chứa từ khóa
- Mô tả sản phẩm cũng phải chứa từ khóa chính và phụ, đồng thời chèn hashtag liên quan
Tận dụng các tính năng “chốt đơn” của Shopee
Công cụ Marketing Shopee
Công cụ Marketing của Shopee phải nói là vô cùng đa dạng. Hiện tại các công cụ được chia làm 3 bộ giúp chủ gian hàng tăng 3 chỉ số gồm:
- Tăng doanh số nhờ các công cụ Marketing
- Tiếp cận nhiều người mua hơn
- Tăng lượt truy cập cho Shop

Những công cụ cần lưu ý
- Chương trình khuyến mãi cùng Shopee: Sàn TMĐT Shopee nổi tiếng giúp các gian hàng chốt deal khủng nhờ các chương trình khuyến mãi lớn như 11.11, 12.12,… Và để tham gia các chương trình này thì lĩnh vực kinh doanh của bạn phải thỏa mãn các điều kiện mà Shopee đưa ra.
- Chạy quảng cáo nội sàn nằm trong bộ công cụ tăng lượt truy cập cho shop. Nếu bạn muốn đạt mục tiêu tăng đơn nhanh chóng thì nên đầu tư chi phí để chạy quảng cáo. Tại thời điểm này, Shopee có thể chạy quảng cáo dưới 3 dạng: Đấu thầu từ khóa, Khám phá, Shop Ads (hình thức này dành riêng cho Shopee Mall và Shop Yêu thích). Để đạt được các chỉ số phân tích tốt, các chiến dịch quảng cáo nên kéo dài từ 10 đến 15 ngày.
- Shopee Live để chốt đơn nhanh hơn: Gần giống với hình thức Livestream trên các nền tảng khác, nhưng Shopee Live tiện lợi hơn ở chỗ các mặt hàng được liên kết trực tiếp trong live, hạn chế khả năng bị cướp đơn, thiếu đơn do ghi chép đơn hàng thủ công.
Đừng bỏ qua sản phẩm Phễu
Cho những bạn đọc chưa biết thế nào là sản phẩm phễu, thì chúng là những sản phẩm giá rẻ, không có lãi hoặc lãi thấp, thậm chí là lỗ nhưng ở mức chấp nhận được. Chúng có nhiệm vụ là kéo traffic về gian hàng, khi khách hàng mua sắm sản phẩm phễu thông thường sẽ phải mua thêm các sản phẩm khác để đạt giá trị nhận khuyến mãi từ sàn.

Một phương pháp upsale được áp dụng khá phổ biến trên các sàn thương mại điện tử nhưng không phải ngành hàng nào cũng có thể áp dụng. Hơn nữa, để triển khai upsale theo cách này cũng khá “cồng kềnh” khi bạn phải đầu tư thời gian tạo các chiến dịch mua kèm deal sốc, tối ưu SEO, Deal 1K, … kể cả chạy quảng cáo sản phẩm phễu, dù biết tỷ lệ lỗ là 100%.
5 lưu ý cho người mới bắt đầu kinh doanh Shopee
Sự hỗ trợ của Shopee tốt là thế nhưng các nhà kinh doanh đôi khi vẫn mắc những sai lầm trong thời gian đầu “khởi nghiệp”. Dưới đây là những bài học kinh nghiệm mà các chủ gian hàng không nên bỏ lỡ để tránh mắc sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến các chỉ số tăng trưởng kinh doanh trong tương lai.
Kéo traffic về kênh bán trên sàn
Kéo truy cập về gian hàng Shopee để tăng tỷ lệ chốt đơn không sai nhưng không biết cách đưa họ về những kênh bán không phụ thuộc (owned media) sẽ làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển chung của hoạt động kinh doanh.
Mua sắm trên Shopee thì dễ chốt đơn nhưng lại gặp phải vấn đề về nhận diện thương hiệu. Nhiều khách hàng mua sắm nhưng chẳng bao giờ nhớ tên gian hàng. Việc đưa khách hàng về website, Zalo OA hay thậm chí là Facebook hoặc Instagram sẽ tạo dấu ấn thương hiệu rõ rệt hơn trong tâm trí họ.
Nhất là đối với kênh bán đang là xu hướng – kênh Zalo. Nhờ vào khả năng tương tác trực tiếp và 2 chiều với khách, chi phí nhắn tin lại tối ưu, nhiều doanh nghiệp chọn đầu tư vào kênh bán mới này để Marketing và CSKH của họ tốt hơn.
>> Cách tăng lượt quan tâm OA cho doanh nghiệp
Không biết cách liên kết đa kênh bán
Thời đại công nghệ số tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở gian hàng của mình trên nhiều kênh. Mặc dù được tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng nhưng việc quản trị dữ liệu khách hàng lại không giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực về chi phí.
- Dữ liệu khách hàng trên các kênh trùng lặp
- Tốn nhiều thời gian, nhân lực để chăm sóc khách hàng trên nhiều kênh
- Trải nghiệm khách hàng trên các kênh không liền mạch, thông tin trên các kênh không bổ trợ lẫn nhau, …
Nói thật xem doanh nghiệp bạn đang tốn bao nhiêu nhân sự chỉ để quản lý các kênh bán?
Nhưng luôn có giải pháp! Xu hướng làm tiếp thị theo mô hình Omni-channel là phương án tối ưu nhất giúp người bán tiết kiệm chi phí triển khai đồng thời tăng trải nghiệm mua sắm trên đa kênh của người tiêu dùng hiện đại. Theo đó, dữ liệu tất cả các kênh sẽ đổ về 1 nền tảng duy nhất, quản lý thông tin khách hàng đa kênh chỉ cần đến 01 nhân sự. Doanh nghiệp dễ dàng xây dựng chân dung khách hàng liên kênh bán với hồ sơ người tiêu dùng 360 độ, và thấu hiểu khách hàng hơn bao giờ hết.
>> Phân biệt Omnichannel và Multichannel – Doanh nghiệp rất dễ nhầm lẫn!
Sử dụng Marketing Automation sai cách
Nhắn tin cho khách hàng là một trong những hình thức chăm sóc khách hàng quan trọng, thể hiện sự quan tâm của thương hiệu dành cho khách hàng của mình. Thế nhưng để có thể giữ tương tác với hàng ngàn khách hàng, người bán cần công cụ tự động hỗ trợ.
Gần đây Shopee, có ra khuyến cáo về việc sử dụng phần mềm thứ 3 để gửi tin nhắn tự động trên nền tảng Shopee. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho những nhà kinh doanh làm tiếp thị không đúng cách, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bản thân mà không hề hay biết.
Thực tế có rất nhiều cách làm Tiếp thị tự động chất lượng và hiệu quả, cũng như nhiều nền tảng Marketing Automation “chân chính” được phép cung cấp dịch vụ trên Shopee. Chỉ cần nghiên cứu kỹ lưỡng, bạn vẫn có thể làm Marketing theo xu hướng mà vẫn đảm bảo chất lượng các chiến dịch Marketing của mình.
Hạn chế về chất lượng trải nghiệm mua sắm của khách hàng
Lấy ví dụ khách hàng khi mua sắm một chiếc quần jeans trên gian hàng Shopee của bạn. Nhưng là vì người tiêu dùng “khó tính” nên họ thả sản phẩm vào giỏ hàng của mình và tiếp tục tìm kiếm thông tin về thương hiệu trên website của bạn.
Khi tìm kiếm website của bạn, nếu họ vẫn chỉ thấy những sản phẩm mà họ đã xem trên Shopee thì liệu rằng đơn hàng quần jeans của khách hàng có được thanh toán hay không. Thay vào đó, nếu họ thấy chiếc quần ấy nằm trong BST hot nhất năm 2022 hoặc 101 cách mặc jeans sao cho đúng chất fashionista thì có lẽ cơ hội chốt deal chiếc quần sẽ cao hơn.
Đó là cách các nhà làm nội dung tiếp thị liên kết đa kênh áp dụng cho những kế hoạch Marketing của mình.
>> Phương pháp áp dụng thành công mô hình Omnichannel Marketing
Chất lượng sản phẩm quan trọng nhưng chưa phải tất cả
Kinh doanh cốt là ở sản phẩm có lẽ không đủ trong thời đại mà thị trường tràn ngập các mặt hàng giống nhau, dù bạn kinh doanh gì thì cũng sẽ phải đối đầu với hàng tá những đối thủ đáng gờm.
Giữa “vườn” các sản phẩm tương tự trên các sàn thương mại điện tử như Shopee thì chăm sóc khách hàng là một trong những yếu tố cần khiến hoạt động kinh doanh của bạn phát triển.
- Trả lời nhanh chóng khi có thắc mắc từ khách hàng
- Cập nhật thông tin sản phẩm mới đến khách hàng
- Cập nhật trạng thái đơn hàng trực tiếp đến khách hàng
- Xin đánh giá từ khách hàng trước khi có phản hồi tiêu cực
- Xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng
>> Kịch bản chăm sóc khách hàng có lẽ bạn không muốn bỏ lỡ
Được trải nghiệm sản phẩm tốt, dịch vụ tốt, tạo dấu ấn tốt sẽ giúp bạn tăng hạng trong tâm trí khách hàng so với đối thủ.
Kết luận
Trên đây là các phương pháp và lưu ý cho người bắt đầu kinh doanh Shopee. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin mới mẻ và giúp công việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử trở nên dễ dàng hơn.